Sau vài năm kết hôn, vợ chồng chị Tiểu Mỹ (sống ở Trung Quốc) đã có nhà, có xe, cuộc sống gia đình khá ổn định. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này đã đổ vỡ khi em trai chị Tiểu Mỹ lấy vợ.
Khi em trai bàn chuyện cưới xin, nhà gái đòi phải có nhà, nếu không có nhà thì không gả. Bố mẹ chị Tiểu Mỹ không đủ khả năng mua nhà cho con trai cưới vợ nên đành nhờ con gái giúp đỡ, bảo chị dù bằng cách nào cũng phải xoay được tiền để giúp em mua nhà lấy vợ.
Người phụ nữ về nhà bàn bạc với chồng mua nhà giúp em trai. “Em gái của bạn trai em nói rằng không muốn mua nhà trả góp, như thế sẽ phải chịu áp lực kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống”, chị Tiểu Mỹ nói.
Tiểu Mỹ bàn bạc với chồng chuyện mua nhà cho em trai.
Mua nhà là việc lớn, một ngôi nhà ở thị trấn có giá thấp nhất là 500.000 tệ (hơn 1,7 tỷ đồng). Vì thế, chồng Tiểu Mỹ dứt khoát từ chối mua nhà cho em trai vợ. Anh chỉ có thể cho vay 100.000 tệ (khoảng 352 triệu đồng), bởi vợ chồng anh tuy có nhà nhưng khoản thế chấp chưa trả xong, kinh tế chẳng dư dả gì thì sao có thể mua nhà cho em trai vợ?
Thế nhưng Tiểu Mỹ không chịu, nói rằng 100.000 tệ không đủ, ít nhất cũng phải 300.000 tệ (khoảng 1 tỷ đồng). Hai vợ chồng vì chuyện này mà xảy ra cãi vã.
Trong lúc tức giận, người vợ tuyên bố: “Cho dù có ly hôn thì em cũng phải kiếm được số tiền này. Em không thể cứ thế trơ mắt nhìn em trai mình gặp khó khăn mà không giúp đỡ”. "Ly hôn? Ly hôn là em giàu lên được chắc?”, người chồng bức xúc nói.
Tuy nhiên, Tiểu Mỹ vẫn không từ bỏ ý định. Chị đề nghị bán nhà, lấy một nửa số tiền bán nhà chị đáng được hưởng để giúp em trai. Quá thất vọng về vợ, chồng Tiểu Mỹ đồng ý ly hôn, bán nhà và chia tài sản.
Cuối cùng, Tiểu Mỹ cũng có tiền đưa cho bố mẹ để mua nhà cho em trai. Đám cưới của em trai được tổ chức suôn sẻ. Thấy em trai lấy được vợ, Tiểu Mỹ cũng mừng cho em.
Vì muốn có tiền mua nhà cho em trai, Tiểu Mỹ đã ly hôn, bán nhà để chia tài sản với chồng. (Ảnh minh họa)
Nhưng giờ đây Tiểu Mỹ đã ly hôn và không có chỗ ở. Nhà em trai khá gần nơi làm việc của cô, nhà em lại có 2 phòng ngủ nên Tiểu Mỹ đề nghị dọn đến ở cùng vợ chồng em.
Không ngờ em dâu cô lại không đồng ý, nói rằng cô mới lấy chồng, nếu ở nhà chung nhà với người mới ly hôn thì rất xui xẻo.
Điều khiến cô buồn hơn nữa là bố mẹ không cho cô về sống cùng. Họ nói rằng con gái ly hôn về sống cùng thì gia đình sẽ chịu nhiều đàm tiếu, khuyên cô nên nhanh chóng tìm chồng mới để kết hôn.
Không ngờ hi sinh cả cuộc hôn nhân của mình để giúp đỡ gia đình, giúp đỡ em trai nhưng lại bị những người thân thiết nhất quay lưng. Giờ đây Tiểu Mỹ cảm thấy rất hối hận, nhưng mọi thứ đã quá muộn màng rồi.
Sau khi lắng nghe những tâm sự của Tiểu Mỹ, có người thương xót cô, nhưng đa số mọi người đều trách cô mù quáng, tất cả đều là do tự cô gây ra. Một số người bình luận: “Tôi không dám tin chuyện này lại có thật luôn. Tại sao lại có một người đạp đổ cuộc hôn nhân của mình để giúp đỡ gia đình nhỉ? Thật sự ngu ngốc”, “Tự làm tự chịu thôi, trách ai được”, “Mừng thay cho anh chồng bỏ được người vợ này”,…
Sau khi kết hôn, phụ nữ không nên làm 4 việc này với nhà mẹ đẻ Sau khi kết hôn, người phụ nữ đã có gia đình riêng. Muốn tổ ấm nhỏ của mình hạnh phúc, gia đình lớn hòa thuận, ấm áp thì người phụ nữ không nên làm 4 việc này với nhà mẹ đẻ: - Vì lợi ích của chồng và nhà chồng, liên tục xin tiền nhà ngoại. Cho dù có vay tiền từ nhà ngoại cũng phải cẩn thận, giấy tờ rõ ràng. - Khi đã có gia đình riêng, đừng quên làm tròn đạo hiếu với bố mẹ đẻ. - Chỉ trích, nói xấu chị dâu (em dâu). Việc này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu mà còn ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng của em/anh trai. - Không nên nói xấu chồng, nhà chồng với nhà mẹ đẻ. Điều này chỉ khiến ấn tượng của bố mẹ với chàng rể, nhà thông gia ngày càng tồi tệ hơn mà thôi. |