Cá tháng Tư và những “cú lừa” chấn động giới tài chính: Người lừa đảo hơn 200.000 tỷ, người là cha đẻ của bán hàng đa cấp

Các vụ lừa đảo đều từ những người được cho là có học thức, với profile chẳng phải dạng vừa.

Với hình ảnh được xây dựng vô cùng chuyên nghiệp và lịch lãm, những nhân vật này đã thu hút được sự chú ý của giới đầu tư, vẽ ra kết quả kinh doanh tương lai tuyệt vời đến nỗi những ông lớn nổi tiếng lão luyện, tài ba trên thị trường cũng dính vào “cái bẫy vô hình”.

Theranos - Vụ lừa đảo “máu bẩn” chấn động Thung lũng Silicon

Theranos là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ y học ra đời năm 2003, tuyên bố đã xây dựng được một công nghệ thử máu mang tính cách mạng, chỉ đòi hỏi một lượng máu rất ít với chi phí thấp hơn rất nhiều so với các công nghệ hiện tại. Được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư như Larry Ellison và Tim Draper, Theranos đã bán cổ phần, gây quỹ trị giá hơn 9 tỷ USD (hơn 200.000 tỷ đồng).

Cá tháng Tư và những “cú lừa” chấn động giới tài chính: Người lừa đảo hơn 200.000 tỷ, người là cha đẻ của bán hàng đa cấp - Ảnh 1.

Elizabeth Holmer - nhà sáng lập trẻ tuổi sinh năm 1984, cựu sinh viên Đại học Stanford, được ví là Steve Jobs của nữ giới. Thậm chí, cựu tỷ phú này còn được bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới và tỷ phú nữ tự lập trẻ nhất thế giới. Cô cũng sở hữu 50% cổ phần công ty, tương đương với giá trị 4,5 tỷ USD.

Mọi chuyện đều trở nên thành công trong mắt công chúng cho tới khi một sự việc vỡ lở, công nghệ mà Holmer hứa hẹn không hoạt động. Vào thời điểm đó Theranos đã hoạt động với công suất hạn chế hơn, đồng thời tạo ra kết quả sai lệch và không đáng tin cậy cho bệnh nhân. Theranos liên tục đối mặt với hàng loạt cáo trạng về pháp lý khác, khi bị FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm) kiểm tra phòng thí nghiệm và nói rằng công ty đang vận chuyển một "thiết bị y tế không rõ ràng".

Căng thẳng hơn nữa, một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Theranos - Partner Fund Management (PFM) đã tố cáo công ty gian lận chứng khoán và yêu cầu Theranos bồi thường 96,1 triệu USD. Cùng lúc này, Walgreens cũng kiện Theranos do vi phạm hợp đồng và muốn lấy lại 140 triệu đã đầu tư.

Cá tháng Tư và những “cú lừa” chấn động giới tài chính: Người lừa đảo hơn 200.000 tỷ, người là cha đẻ của bán hàng đa cấp - Ảnh 2.

Hơn 3 năm sau khi bị truy tố và sau gần 4 tháng xét xử, nhà sáng lập kiêm CEO hãng xét nghiệm máu Theranos Elizabeth Holmes đầu tháng 1/2022 đã bị phán quyết phạm 4 tội danh lừa đảo, đặt dấu chấm hết cho người từng là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ, được coi là biểu tượng của ngành công nghệ tại thung lũng Silicon.

Cha đẻ của bán hàng đa cấp - Charles Ponzi

Charles Ponzi là một người nhập cư nghèo ở Ý chỉ có 2 USD trong túi vào năm 1903, tuy nhiên sau đó đã “phát minh” ra kiểu lừa đảo mang chính tên mình và trở thành triệu phú gần như chỉ sau một đêm.

Với dịch vụ bưu chính, vào thời điểm đó, ông đã sử dụng các phiếu hồi đáp quốc tế cho phép người gửi bưu chính thanh toán trước phí tem cho người nhận để gửi thư hồi đáp. Người nhận sẽ lấy phiếu đó đến một bưu điện địa phương và đổi lấy tem bưu chính bằng đường hàng không ưu tiên để gửi thư hồi âm. Theo đó, mỗi phiếu hồi đáp, mua ở bên ngoài nước Mỹ, sử dụng đồng tiền châu Âu, có thể đổi ra nhiều tiền mặt hơn tại Mỹ, với lợi nhuận 10%. Quyết định khai thác điều này, Ponzi đã thuê các đại lí mua phiếu hồi đáp quốc tế giá rẻ ở các quốc gia khác và gửi tới Mỹ. Sau đó, ông sẽ đổi lấy tem và bán lại để kiếm lời.

Cá tháng Tư và những “cú lừa” chấn động giới tài chính: Người lừa đảo hơn 200.000 tỷ, người là cha đẻ của bán hàng đa cấp - Ảnh 3.

Nhưng rồi lòng tham càng lấn sâu, Ponzi lại mở rộng thêm hoạt động của mình. Dưới cái bóng công ty do mình điều hành, người đàn ông này cam kết trả lãi là 50% số tiền cho các nhà đầu tư trong vòng 45 ngày hoặc 100% trong 90 ngày. Do thành công trước đó ở mô hình tem bưu chính, các nhà đầu tư ngay lập tức bị thu hút. Nhưng thay vì thực sự đầu tư tiền, Ponzi chỉ dùng tiền của chính các nhà đầu tư để chi trả hoa hồng khổng lồ cho họ và nói với các nhà đầu tư rằng họ đã kiếm được lợi nhuận. Cứ như vậy, trong vòng 6 tháng, Ponzi đã thuyết phục khoảng 20.000 người đầu tư cho hắn 10 triệu USD.

Cuối cùng, Ponzi cũng bị nghi ngờ. Hắn bị bắt và trục xuất về Ý, với hoàn cảnh vô cùng bi đát, gia tài chỉ vỏn vẹn 75USD, vợ bỏ đi, không người thân thích và qua đời tại một bệnh viện thiện nguyện.

Cam kết trả lợi nhuận 60%/ năm, lừa đảo hàng tỷ USD từ một cựu kế toán viên

Envy Group - một quỹ đầu tư cam kết trả lợi nhuận 60%/ năm của Ng Yu Zhi- một cựu kế toán viên của Big 4– đã huy động được gần 1,5 tỷ đôla Singapore (1,1 tỷ USD) từ hàng trăm khách hàng, đặc biệt trong giới nhà giàu. Quỹ đầu tư của anh này chuyên mua bán nickel - một kim loại quan trọng trong các loại pin sạc, đặc biệt là xe điện và các thiết bị điện tử.

Nhờ số tiền huy động được từ nhà đầu tư, anh ta có thể trả lãi đều đặn hàng quý, đồng thời cũng xây dựng vẻ ngoài rất thành công, sống trong biệt thự tại một trong những khu đắt đỏ nhất châu Á, có du thuyền và một dàn siêu xe.

Cá tháng Tư và những “cú lừa” chấn động giới tài chính: Người lừa đảo hơn 200.000 tỷ, người là cha đẻ của bán hàng đa cấp - Ảnh 4.

Tuy nhiên sau đó, cảnh sát Singapore bắt giữ Ng, cáo buộc anh ta điều hành đường dây lừa đảo có quy mô lớn nhất lịch sử quốc đảo này. Theo dữ liệu cảnh sát công bố, các giao dịch hoành tráng mà anh ta từng công bố chưa bao giờ xảy ra. Thay vào đó, số tiền của nhà đầu tư đều được chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của anh này nhằm phục vụ cho lối sống xa hoa của anh.

Hiện tại, sau khi nộp 4 triệu SGD tiền bảo lãnh, Ng đang chờ xét xử tại một căn hộ dịch vụ. Anh cũng sắp sửa đưa ra một lựa chọn khó khăn, hoặc phản bác các cáo buộc để có thể tự do trong nhiều năm, nhưng không được rời Singapore, hoặc nhận tội, Ng sẽ phải đối mặt với bản án dài và ngồi tù hàng chục năm.

Ảnh: Tổng hợp

https://ahadep.com/ca-thang-tu-va-nhung-cu-lua-chan-dong-gioi-tai-chinh-nguoi-lua-dao-hon-200000-ty-nguoi-la-cha-de-cua-ban-hang-da-cap-20220401174002415.chn