Chồng Trinh Phạm từng mua BĐS 5 năm không có sổ đỏ, mất rất nhiều vì đem tiền cho bạn chơi chứng khoán: Phải đóng "học phí" mới tỉnh ra được!

Giữa lúc ai cũng khuyên nên đầu tư khi còn trẻ với số vốn nhỏ, chồng vlogger Trinh Phạm cho rằng: "Sau khi đã tích lũy được 1 lượng vốn nhất định mới nên nghĩ đến câu chuyện tiền đẻ ra tiền".

“Tiền đẻ ra tiền”, làm sao để giàu nhanh hơn, chắc đến 99% câu trả lời sẽ là đầu tư. Tuy nhiên, thế giới đầu tư lại vô cùng rộng lớn, để lựa chọn cho mình hình thức hay phong cách phù hợp chẳng hề dễ dàng.

Hơn thế nữa, những bài học trên thị trường này rất khốc liệt, thường phải trả giá bằng tiền hoặc rất nhiều tiền. Làm sao để quản trị rủi ro, tránh được những sai lầm không nên có mà vẫn có thể kiếm lợi nhuận luôn là câu hỏi của nhiều nhà đầu tư F0.

Bạn đã Làm giàu tuổi 20 như thế nào, kể coi!

Bước 1: Chia sẻ câu chuyện về chủ đề "Tiền đẻ ra tiền" dưới hình thức bài viết hoặc video.

Bước 2: Đăng tải bài thi lên trang cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag #LamGiauTuoi20 #CafeF #Kenh14 hoặc gửi về cho BTC qua website Làm giàu tuổi 20 email [email protected] hoặc fanpage Kenh14.vn CafeF .

Có lẽ một trong những cách đơn giản nhất là nghe những người từng trải nói về câu chuyện này. Từ những sai lầm hay bài học của họ, bạn có thể tinh chỉnh, rút ra cho mình một nguyên tắc đầu tư tốt hơn.

Cùng gặp Trần Thành, hay còn được biết đến là chồng của hot vlogger Trinh Phạm, người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong đầu tư. Anh chàng sinh năm 1991, với công việc hiện là đầu tư tài chính, quản lý công ty gia đình và một influencer.

Chồng Trinh Phạm từng mua BĐS 5 năm không có sổ đỏ, mất rất nhiều vì đem tiền cho bạn chơi chứng khoán: Phải đóng học phí mới tỉnh ra được! - Ảnh 2.

Trần Thành

Xin chào Trần Thành,

Bạn bắt đầu đầu tư là vào thời điểm nào, hình thức đầu tư gì? Lúc đó Thành tham gia vào số vốn là bao nhiêu?

Mình bắt đầu đầu tư từ năm 2015 với hình thức đầu tư BĐS, số vốn tương đối tốt, vì bản thân lúc đó mình đang có trải nghiệm với 1 startup khá thành công. Chính công việc lúc đó đã mang lại cho mình thu nhập tốt và mình quyết định đầu tư số tiền kiếm được vào BĐS. Thời điểm đó mình vào khá đúng “sóng”, cho nên mặc dù kiến thức và kinh nghiệm còn khá khiêm tốn nhưng số tiền vốn cũng nhân lên nhiều lần.

Lúc mới bắt đầu, tại sao bạn lại chọn đầu tư? Bởi vì đây được xem là một lĩnh vực khá mạo hiểm, có thể mất tiền bất cứ lúc nào.

Đầu tư và đặc biệt là đầu tư tài chính là 1 sở thích của mình. Đó cũng là lý do ngay từ khi còn học đại học và khi đã tốt nghiệp, mình đã dành công sức và thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về đầu tư. Bên cạnh đó, mình cũng học về chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư, nó cũng là "bàn đạp" hỗ trợ nhiều thứ về sau.

Đầu tư là một lĩnh vực khá mạo hiểm nhưng mặt khác cũng là cách để giúp cho chúng ta tăng lãi vốn lên nhanh chóng. Tìm hiểu kỹ về cách vận hành của nó, nghiên cứu phương pháp quản trị rủi ro phù hợp sẽ giúp chúng ta hạn chế được nhiều sai sót, mất tiền.

Chồng Trinh Phạm từng mua BĐS 5 năm không có sổ đỏ, mất rất nhiều vì đem tiền cho bạn chơi chứng khoán: Phải đóng học phí mới tỉnh ra được! - Ảnh 3.

Được biết bạn đầu tư khá đa dạng và nhiều hình thức đầu tư khác nhau. So sánh giữa các loại hình này, bạn thấy hình thức nào phù hợp với các bạn trẻ mới bắt đầu?

BĐS, chứng khoán hay crypto đều tốt, nhưng nó còn tùy thuộc vào từng thời điểm. Trước khi đầu tư vào 1 lĩnh vực gì mình phải có đủ các yếu tố để khẳng định mua vào lúc này là sẽ có lãi. Hơn thế nữa phải dự đoán được thời điểm mình hiện thực hoá lãi và mức rủi ro có thể gánh chịu là bao nhiêu.

Điều quan trọng là lợi nhuận kỳ vọng phải cao hơn nhiều so với mức rủi ro, chứ không nên mua bất chấp sau đó ngồi hy vọng giá sẽ tăng lên. Nếu chưa chắc chắn về điều đó hãy tạm để dành tiền lại và tiếp tục tìm hiểu thêm nữa. Bởi vì tiền trong túi mình thì tạm yên tâm là sẽ không mất đi đâu được cả.

Riêng mình thích nhất 2 kênh BĐS và Crypto, nếu các bạn trẻ có vốn tốt thì có thể đầu tư vào BĐS. Hiện tại mình khá thích ngành BĐS trong năm nay, đặc biệt là thị trường BĐS trong phía Nam. Hơn thế nữa, có thể thấy rằng những người giàu nhất ở Việt Nam hiện nay thường có liên quan đến BĐS. Vấn đề lạm phát cao cũng cần phải lưu ý do đồng tiền mất giá nhanh, cho nên BĐS là kênh tài sản trú ẩn an toàn. Bởi vì tiền thì có thể in thêm nhưng đất thì không thể sinh thêm được.

Còn nếu ít vốn thì có thể mua chứng khoán dòng BĐS xem như cách đầu tư gián tiếp. Đối với Crypto thì hiện tại mình không khuyến cáo.

Chồng Trinh Phạm từng mua BĐS 5 năm không có sổ đỏ, mất rất nhiều vì đem tiền cho bạn chơi chứng khoán: Phải đóng học phí mới tỉnh ra được! - Ảnh 4.

Bạn đã từng mắc sai lầm nào không thể quên khi đầu tư chưa?

Cả BĐS, chứng khoán, crypto mình đều đã nhận các bài học cay đắng khi đầu tư mà kiến thức kinh nghiệm chưa có nhiều, do vậy số tiền mất cũng không hề nhỏ.

Có lẽ chuyện nhớ nhất là lần đầu tiên đầu tư chứng khoán, mình chưa có kiến thức gì về bộ môn này. Mình đã quyết định uỷ thác cho một người bạn của mình để đầu tư hộ. Ban đầu chỉ vào thị trường với một khoản nhỏ, nhưng sau đấy thấy lợi nhuận tốt quá, mình đã quyết định dồn phần lớn tài sản vào đấy để đầu tư.

Tuy nhiên, không may là ngay sau đó mình đã dính một “cú sập” thị trường rất mạnh. Mình đã mất đến 30% tài sản. Khoảng thời gian đó thì mình đã quyết định cắt lỗ và cắt ngay điểm đáy của thị trường. Việc này làm cho mình mất rất nhiều tiền và mình có một thời gian dài khá stress. Một chút may mắn là thời điểm đó đầu tư BĐS mang lại lợi nhuận và gánh lại được cho mình thua lỗ ở chứng khoán và crypto. Mình nghĩ điều quan trọng là bản thân đã phân chia vốn đầu tư ra hợp lý.

Còn về crypto, cách đây mấy năm mình đã sử dụng margin (đòn bẩy đầu tư - vay tiền từ sàn giao dịch để đầu tư và phải trả phí) và bị cháy hết tài khoản. Sau khoảng thời gian đấy, mình nghĩ là không nên dùng margin trong thị trường crypto, đặc biệt để lướt sóng.

Nói về sai lầm lớn nhất mình đầu tư vào BĐS là một lần mình đầu tư vào dự án chưa xong pháp lý, chưa có sổ đỏ và chủ đầu tư cá nhân yếu kém, không có tên tuổi. Mặc dù, theo cá nhân mình, đây là một dự án rất đẹp về vị trí, về quy hoạch, nhưng mà cho đến ngày hôm nay đã hơn 5 năm rồi, vẫn chưa thể ra được sổ đỏ.

Cái vấn đề bị kẹt vốn nó còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc đầu tư bị lỗ. Bởi vì lỗ thì có thể gỡ lại được, còn bị kẹt vốn thì không biết bao giờ mới có thể lấy được tiền về.

Chồng Trinh Phạm từng mua BĐS 5 năm không có sổ đỏ, mất rất nhiều vì đem tiền cho bạn chơi chứng khoán: Phải đóng học phí mới tỉnh ra được! - Ảnh 5.

Đối với bạn, câu chuyện đầu tư đã thay đổi tài chính nói riêng và cuộc sống nói chung như thế nào?

Đầu tư tài chính nhìn qua thì có vẻ khá rảnh rỗi ít phải động tay động chân nhưng thực tế lại là 1 công việc rất áp lực. Nó đòi hỏi chúng ta luôn phải tìm tòi để đọc, nghiên cứu phân tích các chỉ số. Cũng nhiều lúc công việc làm cho mình nóng tính hơn, căng thẳng hơn.

Nên thực ra mình muốn làm cho cuộc sống của mình ít bị xáo trộn vì những căng thẳng áp lực đó bằng cách dành thời gian hợp lý giữa công việc và những đam mê sở thích như âm nhạc, hội hoạ, thể thao.

Bạn nghĩ sao về một phận nhà đầu tư F0 hiện nay thích nghe “phím hàng” kiếm lời nhanh và đang "chơi chứng" thiếu kiến thức kỹ năng?

Câu chuyện này không hề mới, ban đầu nghe theo “phím hàng” sẽ giúp nhà đầu tư F0 kiếm lời nhanh. Dẫn tới 1 thực tế rằng họ dễ bị “ảo tưởng sức mạnh” nhưng cuối cùng lại bị giăng bẫy và “mắc kẹt”. Tâm lý con người như vậy là như vậy và luôn lặp lại.

Mới bước vào thị trường thì ai cũng nên tìm cho mình 1 người thầy có tâm chứ không nên nghe theo các “hội nhóm” hay FOMO theo số đông. Bởi vì miếng bánh chỉ có vậy không thể ai cũng chiến thắng được cả, phải có người mất tiền thì mới có người được nhiều tiền. Thực ra cũng phải mất tiền, gọi là mất học phí thì mới tỉnh ra được. Song, với kiến thức kỹ càng, những bài học bạn nhận được sẽ không phải trả phí quá đắt đỏ.

Chồng Trinh Phạm từng mua BĐS 5 năm không có sổ đỏ, mất rất nhiều vì đem tiền cho bạn chơi chứng khoán: Phải đóng học phí mới tỉnh ra được! - Ảnh 6.

Gần đây, có thể thấy rằng số người bắt đầu xem đầu tư như 1 nguồn thu nhập phụ rất nhiều. Những bạn sinh viên, bố mẹ hay thậm chí ông hàng xóm cũng đầu tư. Bạn nghĩ điều gì đã dẫn đến thực tế này. Và nó đã phản ánh điều gì trong cuộc sống phát triển bây giờ?

Lãi suất thấp, lạm phát cao khiến cho mọi người không còn mặn mà với gửi tiết kiệm. Mặt khác, thị trường BĐS, chứng khoán, crypto lại rất sôi động thêm vào đó là sự đa dạng trong kênh đầu tư hiện nay, khiến cho ai cũng dễ tiếp cận và có nhu cầu đầu tư tài chính.

Nguồn lực được tập trung vào cho sự phát triển của kinh tế xã hội cũng là điều rất tốt. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều chưa có kế hoạch quản trị rủi ro, quản lý nguồn vốn phù hợp kéo theo nhiều hệ luỵ xấu, đôi lúc còn bị lừa đảo mất hết tiền.

Hiện nay đầu tư tài chính đang mang lại lợi nhuận tốt hơn nhiều so với sản xuất kinh doanh. Song, 1 xã hội mà ai cũng đi đầu tư thì lại không phải tốt, con người cần phải lao động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thì nền kinh tế mới bền vững được. Nên hãy cố gắng đi bằng 2 chân vừa sản xuất vừa đầu tư vừa bền vững cho gia đình, bản thân và xã hội.

Bạn có nghĩ rằng đầu tư là cách "tiền đẻ ra tiền" phù hợp với các bạn trẻ không? Ở những tuổi 20 bạn đã làm gì để "tiền đẻ ra tiền" và có mắc sai lầm nào trong câu chuyện này không?

Lúc còn là sinh viên, và mới đi làm mình chưa đầu tư tài chính vì lúc đó số vốn còn quá ít. Thay vào đó, khoảng thời gian ấy, mình tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng để startup 1 công việc kinh doanh. Theo mình, đó là thời gian thích hợp nhất để startup khi còn sức trẻ, còn nhiệt huyết, nhiều đam mê và quyết tâm.

Sau khi đã tích lũy được 1 lượng vốn nhất định mới nên nghĩ đến câu chuyện “tiền đẻ ra tiền”. Đầu tư với số tiền nhỏ khó hơn là số tiền lớn. Tiền lớn mình có thể tính toán nhiều thứ còn tiền nhỏ thì không có nhiều lựa chọn. Và khi dùng tiền lớn mình mới dành nhiều tâm huyết vào đó để nghiên cứu để nghiền ngẫm và tâm lý cũng rất khác.

Sai lầm thì rất nhiều nhưng tới thời điểm hiện tại thật may mắn khi mình vẫn còn tích lũy được chút ít, ngoài ra là những kinh nghiệm và kỹ năng. Hy vọng những cái đó sẽ giúp cho mình hạn chế được những sai lầm trong tương lai.

Chồng Trinh Phạm từng mua BĐS 5 năm không có sổ đỏ, mất rất nhiều vì đem tiền cho bạn chơi chứng khoán: Phải đóng học phí mới tỉnh ra được! - Ảnh 7.

Sau từng ấy thời gian đầu tư, bạn có rút ra bài học nào muốn gửi gắm đến các bạn trẻ mới bắt đầu.

Sau quá trình đầu tư tài chính từ 2015 đến nay, mình nhận thấy câu chuyện quan trọng nhất đó là vấn đề quản trị rủi ro, quản trị vốn. Khi bạn còn trẻ số vốn ít bạn có thể mất. Đồng ý bạn có thể làm lại, nhưng không thể mãi như thế, dần dần hãy dành cho mình 1 con đường lui, đừng đánh cược toàn bộ cả cuộc đời trong 1 cuộc chơi. Bởi vì, dù sao thì bạn vẫn phải sống, gia đình còn phải tồn tại. Vì vậy phải luôn quản trị rủi ro thật tốt nhé vì rủi ro trong đầu tư là không thể tránh khỏi.

Xin cảm ơn Thành vì những chia sẻ!

Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là "tiền ảo" chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.

1 tỷ đã có trong tay nhưng sao có thể để tiền nằm yên không dịch chuyển. Tuổi trẻ là sự liều lĩnh đầu tư lớn để nhận về thành quả Tiền đẻ ra tiền cùng nhiều bài học giá trị. Đó cũng chính là chủ đề 2 của Làm giàu tuổi 20 - cuộc thi sáng tạo nội dung đầu tiên khai thác về chủ đề Tài chính Giới trẻ.

Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn lên trang cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag #LamGiauTuoi20 #CafeF #Kenh14 hoặc gửi bài dự thi về BTC qua:

Website: Làm giàu tuổi 20

Email: [email protected]

Fanpage Kenh14.vnCafeF.

Chủ đề "Tiền đẻ ra tiền" sẽ diễn ra từ 23/3/2022 đến 12/4/2022 với nhiều giải thưởng hấp dẫn:

Giải nhất: Kỷ niệm chương và 20.000.000 VND

Giải Yêu thích do độc giả chọn: Kỷ niệm chương và 2.000.000 VND

Giải yêu thích do BGK lựa chọn: Kỷ niệm chương và 3.000.000 VND

Các bài dự thi chất lượng sẽ được đăng tải trên 2 trang tin CafeF và Kenh14.vn

Cuộc thi Làm giàu tuổi 20 được đầu tư thực hiện, phối hợp tổ chức bởi Kenh14.vn, CafeF, cùng đơn vị đồng hành SSI và sự góp mặt đặc biệt bởi các khách mời là Chuyên gia tài chính uy tín, những người có tầm ảnh hưởng và đam mê về lĩnh vực tài chính. Mọi thông tin chi tiết xem tại đây .

Chồng Trinh Phạm từng mua BĐS 5 năm không có sổ đỏ, mất rất nhiều vì đem tiền cho bạn chơi chứng khoán: Phải đóng học phí mới tỉnh ra được! - Ảnh 10.
https://ahadep.com/chong-trinh-pham-tung-mua-bds-5-nam-khong-co-so-do-mat-rat-nhieu-vi-dem-tien-cho-ban-choi-chung-khoan-phai-dong-hoc-phi-moi-tinh-ra-duoc-20220415145837558.chn