Mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã tình cờ ghi nhận lại được sự tồn tại của một loài cá siêu hiếm với vẻ ngoài đặc sắc.
Theo đó, con cá mắt thùng (Macropinna microstoma) này đã được Tommy Knowles và nhóm của ông phát hiện khi họ đang chu du ở trên một tàu nghiên cứu đại dương và thu thập các mẫu sứa cho một cuộc triển lãm sắp tới có tên "Into the Deep" ở California.
Đoạn clip quay được Cá mắt thùng
Các nhà khoa học đã phát hiện ra con vật kì dị này khi thả camera xuống độ sâu 600 đến 800 mét, nơi bề mặt đại dương hoàn toàn chìm trong bóng tối.
Theo Indy100, con cá dài tới 15 cm và sống bằng chế độ ăn động vật phù du.
Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) cho biết cho tới thời điểm này, con cá chỉ được nhìn thấy 9 lần mặc dù đã Viện nghiên cứu đã tiến hành ghi hình dưới đại dương hơn 5.600 lần lặn và hơn 27.600 giờ quay video.
Cung cấp cho những người quan tâm một số thông tin về loài cá, MBARI cho biết: "Hai vết lõm nhỏ nơi mắt thường thực sự là cơ quan khứu giác của cá lúa mạch và đôi mắt của nó là hai quả cầu màu xanh lục phát sáng phía sau, nếu bạn nhìn lên phía trên đầu của nó".
Hình ảnh cắt ra từ clip
"Đôi mắt của nó nhìn lên phía trên để phát hiện con mồi - thường là những loài giáp xác nhỏ bơi trong đại dương".
Ngay lập tức, đoạn video đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ phía CĐM. Nhiều người cho rằng đây quả là kì quan thế giới động vật và nhấn mạnh thực tế rằng, con người còn biết nhiều về vũ trụ hơn là đại dương.
Nguồn: LadBibble