Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất độc khác nhau mà chúng ta không biết. Những chất này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Khi cơ thể có vấn đề từ bên trong thì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu để cảnh báo chúng ta.
Tuy nhiên hầu hết mọi người đều bỏ qua những triệu chứng này vì lý do chủ quan. Dưới đây là 5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo cơ quan nội tạng không còn khỏe mạnh và chúng ta cần đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
1. "Rác" đường ruột: Quá trình bài tiết bị gián đoạn
Thông thường, chất thải chuyển hóa của cơ thể cần được đào thải mỗi ngày. Nếu bạn gặp phải trường hai ngày mới đi vệ sinh thậm chí tình trạng kéo dài tới vài ngày thì đó là dấu hiệu có quá nhiều "rác" tích tụ trong ruột. Điều này ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Ngược lại, việc tích tụ chất thải lâu ngày cũng sẽ khiến ruột hấp thụ độc tố và nước, dẫn đến táo bón thường xuyên. Khi đó cân bằng môi trường bên trong bị phá vỡ, sức đề kháng của cơ thể suy giảm và thể lực cũng giảm sút.
Hình minh họa (Ảnh: GI Society)
2. "Rác" ở gan: Các đốm màu xuất hiện trên mặt
Gan là cơ quan giải độc tố quan trọng của cơ thể con người. Nếu chức năng gan bị suy giảm không thể chuyển hóa và giải độc một cách bình thường thì trên mặt sẽ có những biểu hiện rõ ràng như trên xuất hiện những đốm nâu.
Đây là biểu hiện của gan quá nhiều "rác". Chúng được gọi là "đốm gan". Tình trạng này chỉ ra rằng gan đang bị rối loạn chức năng.
3. "Rác" mạch máu: Mụn cóc xuất hiện trên cổ, mặt hoặc mí mắt
Quá nhiều "rác" trong mạch máu sẽ có biểu hiện như lòng mạch bị hẹp lại, tăng lipid máu, máu lưu thông kém. Đây là nguyên nhân gây tích tụ nhiều "độc tố" trong thành mạch máu. Tình trạng này được mệnh danh là "kẻ giết người số một" đe dọa sức khỏe của người trung niên và cao tuổi.
Có quá nhiều "rác" trong mạch máu, cơ thể sẽ có những biểu hiện như mụn cóc ở cổ, mặt hoặc mí mắt. Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng này có nghĩa là chúng ta phải chú ý chăm sóc mạch máu thật tốt, nếu không chức năng của mạch máu sẽ bị ảnh hưởng gây ra các vấn đề như xuất huyết não, tim mạch, nhồi máu cơ tim, mạch vành...
4. "Rác" thận: Nước tiểu chuyển màu
Màu sắc của nước tiểu phản ánh sức khỏe của thận. Quá nhiều độc tốt trong thận sẽ có biểu hiện là nước tiểu hơi vàng. Đây là cách nhận biết cơ bản nhất mà tất cả mọi người nên biết.
Để quan sát, chúng ta cần theo dõi nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng sau ki thức dậy. Bình thường nước tiểu trong ngày sẽ có màu vàng nhạt hoặc không màu. Nếu vào buổi sáng hoặc cả ngày nước tiểu đều có màu hơi vàng thì bạn nên đi kiểm tra chức năng thận từ sớm.
5. "Rác" trong phổi: Ho không rõ nguyên nhân
Trên thực tế, ho là hành vi phản xạ bảo vệ bản năng của cơ thể con người. Đây là biểu hiện của việc thải "rác" ra khỏi phổi. Nếu một ngày bạn ho liên tục mà không rõ nguyên nhân thì có thể đi kiểm tra chức năng phổi. Khi có quá nhiều "rác" trong phổi, cơ quan này sẽ xuất hiện phản xạ bảo vệ theo bản năng.
Hình minh họa (Ảnh: Baamboozle)
Làm thế nào để thúc đẩy quá trình "dọn rác" của cơ thể?
1. Tập thể dục thúc đẩy quá trình giải độc
Tập thể dục là cách tốt nhất để thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể. Hoạt động thể chất nói chung có thể đẩy nhanh hoạt động của tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của các cơ quan nội tạng, đẩy nhanh quá trình bài tiết.
Cần lưu ý rằng việc tập luyện nên căn cứ vào tình trạng của bản thân mà lựa chọn phương pháp phù hợp và kiên trì thực hiện. Vận động quá sức không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
2. Uống nhiều sữa chua, ăn nhiều trái cây tươi và rau quả
Sữa chua là món ăn chứa rất nhiều lợi khuẩn, dùng thường xuyên có thể bổ sung men vi sinh cho đường ruột và loại bỏ chất thải. Đây là thức uống hàng ngày dành cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên những người có nhiều axit trong dạ dày cần chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng.
Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh giúp bổ sung nhiều chất xơ và các thành phần chống oxy hóa. Điều này không chỉ giúp cơ thể loại bỏ rác trong dạ dày, ruột mà còn có lợi cho việc giải độc gan cùng như tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, hạn chế quá trình lão hóa.
3. Hạn chế thức khuya
Thức khuya chính là "sát thủ" của sức khỏe. Những người thường xuyên thức khuya cơ thể sẽ suy giảm dần khả năng miễn dịch. Thói quen này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của gan và thận, lâu dần gan sẽ tích tụ độc tố. Vì vậy, để thúc đẩy gan thận, mỗi người phải đảm bảo ngủ đủ giấc, giảm tần suất thức khuya. Nếu bắt buộc phải thức thì tần suất tối đa hai lần một tuần.
Nguồn: Zhihu