Khách Tây đánh vần tiếng Việt từ NHẸ, thắc mắc vì sao trong nhẹ lại có NẶNG, nghe netizen giải thích mà sang chấn tâm lý giùm

Câu hỏi tiếng Việt nay chắc nhiều người Việt cũng thắc mắc lắm!

Một trong những gạch đầu dòng quan trọng cho các sinh viên quốc tế muốn đến Việt Nam học tập và sinh sống là phải học tiếng Việt. Khác với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có hệ thống 29 chữ cái và 6 thanh điệu tạo nên độ trầm bổng trong tiếng nói. Sau khi thuộc bảng chữ cái, người muốn học tiếng Việt phải học được cách ghép vần và đánh vần để tạo ra từ có nghĩa. 

Nhiều người bảo đánh vấn tiếng Việt thì rất dễ nhưng với cô nàng người Nga tên Lilly, dù đã có thời gian dài tiếp xúc và gắn bó với tiếng Việt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung lại không cho như vậy. Trong một đoạn TikTok cô nàng đăng tải, cô đã chỉ ra điểm khó hiểu của việc đánh vần bằng tiếng Việt. Cô nàng trích dẫn một số từ sau đây:

NHẸ: Nhờ - e - nhe - nặng nhẹ => trong NHẸ lại có NẶNG?

HIỂU: Hờ - iêu - hiêu - hỏi hiểu => Đã HiểU lại còn HỎI?1?

VỮNG: Vờ - ưng - vưng - ngã - vững => Đã VỮNG lại còn NGÃ?

Chữ NGẮN lại dài hơn chữ DÀI?1?

Cô gái Tây thắc amwsc về những từ tiếng Việt mà đến người bản địa cũng không giải thích được! (Nguồn: Hàng Xóm Tây)

Nghe đến đây, nhiều dân mạng Việt Nam không khỏi bật cười vì sự nghịch lý này. Đã từng có nhiều người có thắc mắc y chang nhưng chẳng thể nào giải thích được. Tuy nhiên, đây chỉ là những thắc mắc vui thôi chứ ai cũng biết nặng, hỏi, ngã, huyền khi đánh vần đều là để thể hiện cho dấu cấu chữ không mang trường nghĩa nào cả.

Dù thế, dân mạng cũng nhiệt tình giải đáp cho cô nàng này bằng nhiều cách trả lời đầy thú vị và sáng tạo:

"Ngôn ngữ nước nào cũng có sự xoắn não. Nếu bạn biết tiếng Anh, trong tất cả các mối quan hệ đều có sự kết thúc. End trong Boyfriend, End trong Girlfriend, chỉ có Family kết là ILY là I Love You!"

"Có nặng mới có nhẹ, có hỏi thì mới hiểu được, có ngã thì mới có thể đứng vững!"

"Tiếng Anh cũng vậy mà chị. Trong “believe” là tin tưởng vẫn có “lie” là lừa dối thôi!"

Trong tiếng Việt, để đánh vần, thường tuân theo các nguyên tắc/cách cấu tạo sau đây:

1. Nguyên âm đơn/ghép+dấu: Ôi, Ai, Áo, Ở, . . .

2. (Nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âm: Ăn, Uống, Ông. . .

3. Phụ âm+(nguyên âm đơn/ghép+dấu): Da, Hỏi, Cười. . .

4. Phụ âm+(nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âm: Cơm, Thương, Không, Nguyễn.

https://ahadep.com/khach-tay-danh-van-tieng-viet-tu-nhe-thac-mac-vi-sao-trong-nhe-lai-co-nang-nghe-netizen-giai-thich-ma-sang-chan-tam-ly-gium-20220116150248196.chn