Không muốn mắc ung thư cổ tử cung, nữ giới cần “khắc cốt ghi tâm” 4 lưu ý quan trọng này

Tiêm phòng HPV là cách tốt nhất để ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Nếu bạn chưa biết: Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.

Đa số các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung trên thế giới thường do lây nhiễm Human Papilloma Virus (HPV).

Ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn có thể gây ung thư âm hộ, âm đạo và hậu môn. HPV có thể lây nhiễm qua đường tình dục, qua nước bọt và lây từ mẹ sang con.

Chính vì thế, tiêm phòng HPV là cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan. Nếu còn đang băn khoăn, chưa hiểu rõ về việc tiêm phòng HPV, đây là tất cả những gì bạn cần biết.

Không muốn mắc ung thư cổ tử cung, nữ giới cần “khắc cốt ghi tâm” 4 lưu ý quan trọng này - Ảnh 1.

1. Độ tuổi tốt nhất để tiêm phòng HPV là 9-26 tuổi

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nữ giới nên tiêm vaccine phòng HPV trong khoảng 9-26 tuổi.

Nhiều người cho rằng tiêm phòng HPV cho các bé gái 9 tuổi là quá sớm vì lúc này các bé chưa có nhận thức về vấn đề quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm, dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan tăng cao.

Hiệu quả phòng ngừa HPV sẽ giảm 1.5 lần nếu nữ giới tiến hành tiêm vaccine HPV sau khi đã quan hệ tình dục.

Không muốn mắc ung thư cổ tử cung, nữ giới cần “khắc cốt ghi tâm” 4 lưu ý quan trọng này - Ảnh 2.

2. Giá thành và khoảng cách giữa các mũi tiêm ngừa HPV

Tại Việt Nam hiện nay, 2 loại vaccine phòng HPV được sử dụng là Gardasil (xuất xứ từ Mỹ) và Cervarix (xuất xứ từ Bỉ). 2 loại vắc xin này đã được Bộ Y tê chấp thuận và khẳng định về độ an toàn, hiệu quả.

- Vaccine Gardasil: Không chỉ phòng tránh ung thư cổ tử cung mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn và mụn cóc sinh dục. Vaccine này có giá giao động trong khoảng 1.500.000 - 2.000.000 VNĐ cho 1 mũi tiêm. Với vaccine Gardasil, bạn cần thực hiện đủ 3 mũi theo lịch như sau: Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 2 tháng, mũi 3 cách mũi 1 khoảng 6 tháng.

- Vaccine Ceravix: Chỉ có tác dụng phòng tránh ung thư cổ tử cung nên thường rẻ hơn Vaccine Gardasil, giá thành giao động trong khoảng 900.000 - 1.200.000 VNĐ cho 1 mũi tiêm. Với vaccine Cervarix, bạn cũng cần tiêm đủ 3 mũi theo lịch như sau: Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1 tháng và mũi 3 cách mũi 1 khoảng 6 tháng.

Hai loại vaccine này đều không cần tiêm mũi nhắc lại và có hiệu quả phòng ngừa HPV trong khoảng 30 năm sau tiêm. Bạn có thể tìm đến các Bệnh viện tuyến Trung Ương để được tư vấn, tiêm phòng HPV.

3. Một vài tác dụng phụ sau khi tiêm phòng HPV

Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc tiêm phòng HPV có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng hoặc có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người tiêm về lâu dài.

Dù không phổ biến, nhưng Bộ Y tế cũng đã cảnh báo một vài phản ứng phụ mà người tiêm có thể gặp sau khi tiêm phòng HPV: Đau hoặc sưng tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Không muốn mắc ung thư cổ tử cung, nữ giới cần “khắc cốt ghi tâm” 4 lưu ý quan trọng này - Ảnh 3.

4. Lầm tưởng tai hại về tiêm phòng HPV

Nhiều người thường nghĩ đã tiêm phòng HPV là có thể hoàn toàn loại bỏ nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo/âm hộ hoặc bị mụn cóc ở cơ quan sinh dục. Đây suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và nguy hiểm. Như đã nói ở trên, HPV có thể lây nhiễm qua đường tình dục và nước bọt.

Chính bởi thế, dù dã tiêm phòng HPV đi nữa, nữ giới vẫn cần giữ an toàn trong hoạt động tình dục bằng cách sử dụng bao cao su, duy trì mối quan hệ 1-1 và đi khám phụ khoa 2 lần/năm.

Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Chỉ trong năm 2018, cả thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc ung thư cổ tử cung. Đây là loại ung thư phổ biến, đứng thứ 4 về số ca mắc mới và thứ 6 về số ca tử vong do ung thư ở nữ giới. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ. Mỗi năm có khoảng 4000 phụ nữ phát hiện mình mắc ung thư cổ tử cung và khoảng 2400 phụ nữ tử vong hàng năm vì căn bệnh này.

Không muốn mắc ung thư cổ tử cung, nữ giới cần “khắc cốt ghi tâm” 4 lưu ý quan trọng này - Ảnh 5.
https://ahadep.com/khong-muon-mac-ung-thu-co-tu-cung-nu-gioi-can-khac-cot-ghi-tam-4-luu-y-quan-trong-nay-20220329211307502.chn