Mùa hè nóng nực, nhiệt độ cao là môi trường lý tưởng để vi sinh vật bắt đầu hoạt động. Thực phẩm nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị hư hỏng. Nếu chúng ta vô tình mua phải, khi ăn những thực phẩm này có thể gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí đe dọa tính mạng trong trường hợp nghiêm trọng.
Thực phẩm hư hỏng không phải là không có bất kỳ dấu hiệu nào. Nó thường được phản ánh ở nhiều khía cạnh như màu sắc, hình dạng, mùi vị.
Mách bạn ngay một số mẹo phát hiện thực phẩm bị hư hỏng chỉ bằng mắt thường dưới đây.
1. Cá
Sau khi cá ươn và có dấu hiệu hư hỏng, nhãn cầu của cá trở nên phẳng hoặc trũng xuống, giác mạc bị đục. Vảy cá không hoàn chỉnh, dễ rụng và mờ dần, màu đen, mép cá tương đối khô, mang cá dính vào nhau, có mùi tanh nồng, bụng cá phình to, phần cơ tương đối lỏng lẻo, và độ đàn hồi của cá cũng rất kém chính là dấu hiệu không nên mua.
2. Đậu phụ
Sau khi đậu phụ bị biến chất, dấu hiệu đầu tiên là cá sẽ có màu vàng sẫm, cũng có thể có màu nâu đỏ, kết cấu không hoàn chỉnh. Cấu trúc của đậu phụ nếu có phần thô ráp, bề mặt của đậu phụ dính, khi chạm vào một chút sẽ vỡ, không có bất kỳ độ đàn hồi nào và nó cũng phát ra mùi ôi thiu thì bạn không nên mua đâu nhé!
3. Sữa
Sữa chuyển sang màu xanh vàng sau khi có dấu hiệu hư hỏng, hoặc màu hồng nhạt, sau đó màu đậm hơn là tín hiệu cho thấy sữa đã bị hỏng. Chất lượng sữa trở nên nhớt và không đồng đều, có những cục đông hoặc bông trong sữa và đôi khi có mùi khó chịu thì tốt nhất bạn không nên mua.
4. Thịt gia cầm
Sau khi thịt gia cầm, gia súc bị biến chất, màu sẽ sậm hơn, mỡ nhão, bề mặt hơi dính hoặc khô, lâu ngày dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm không đàn hồi trở lại là dấu hiệu cho thấy thịt bị hỏng. Nếu ghé sát mũi ngửi có mùi chua hoặc mùi amoniac, và đôi khi còn có cả mùi hôi thối thì càng không nên mua.
5. Trứng
Sau khi trứng hư, trên vỏ trứng sẽ có những đốm hoặc vết nứt rõ rệt. Nếu vỏ trứng có màu xám đen, dùng tay lắc có thể sờ thấy lòng đỏ rung lên, khi đập trứng ra thấy vỏ dính hoặc có màu vàng bám lại là dấu hiệu trứng đã hỏng.
6. Thức ăn khác
Thực phẩm có chứa carbohydrate, chẳng hạn như đường, các sản phẩm có đường, trái cây và ngũ cốc có thể phát ra mùi chua, mốc hoặc giống như mùi rượu sau khi bị hỏng. Thực phẩm có chứa dầu, chẳng hạn như khoai tây chiên, quả hạch, mỡ lợn và kem có vị mặn sau khi bị hỏng cũng là dấu hiệu bạn cần lưu ý.
*Lời khuyên:
Nếu thực phẩm ăn vào xảy ra những vấn đề bất thường trên, bạn cần phải vứt bỏ ngay. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên bảo quản thực phẩm một cách khoa học và hiểu rõ điều kiện bảo quản của thực phẩm, thực phẩm cần bảo quản đông lạnh nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp, không nên để ở nhiệt độ phòng, tránh làm sinh sôi nhiều vi sinh vật, dễ làm đẩy nhanh tốc độ hư hỏng.
Thực phẩm có độ ẩm thấp cần được đậy kín và bảo quản, không cho trực tiếp vào tủ lạnh để tránh bị biến chất ẩm. Lấy sữa bột làm ví dụ, sữa bột sau khi khui ra không được cho vào ngăn mát tủ lạnh để tránh sữa đông lại với nhau, còn có các loại thủy sản khô cũng nên đậy kín trước khi cho vào tủ lạnh.
Nói chung, thực phẩm được đóng gói hút chân không có lợi cho việc bảo quản, vì vậy các loại ngũ cốc hoặc đậu được đóng gói chân không nên được ưu tiên hơn. Điều lưu ý là nếu thức ăn chưa dùng hết sau khi mở thì nên cho vào ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo và nên lưu ý hạn sử dụng.
Nguồn: Familydoctor