Năm 2019, trong một nghiên cứu kéo dài 43 năm, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen's Belfast (Đức) đã xem xét dữ liệu về cholesterol và tim mạch ở tổng số 398.846 người. Kết quả sau đó là, đã có 54.542 trường hợp tử vong hoặc không tử vong do mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Dữ liệu của nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một ý tưởng rằng "cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của một người trong nhiều thập kỷ". GS Stefan Blankenberg (Trung tâm Tim mạch, Đại học UKE Hamburg) cho biết: "Bạn nên xác định tình trạng cholesterol của mình ở độ tuổi còn rất trẻ. Ngay cả với những người có lượng cholesterol thấp ở giai đoạn này cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn mắc các bệnh nguy hiểm sau này".
Cụ thể, các nhà khoa học nhận thấy rằng cắt giảm cholesterol ở độ tuổi trẻ hơn - khi bệnh nhân ở độ tuổi 30 - sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 3/4 lần. Sàng lọc mức cholesterol ở bệnh nhân trong độ tuổi 20-30 là biện pháp chủ động tốt nhất chống lại rủi ro mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Giới chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, điều này cần thiết ngay cả với những người có lối sống lành mạnh.
Các nhà khoa học tính toán rủi ro có thể giảm từ 4-16% ở những phụ nữ dưới 45 tuổi cắt giảm cholesterol sớm hơn trong cuộc sống. Ở nam giới, nguy cơ có thể giảm từ 6-29%. Những phát hiện tương tự được thực hiện ở những người từ 60 tuổi trở lên - những người phải đối mặt với nguy cơ cao hơn do tuổi tác.
GS Sir Nilesh Samani (Giám đốc y tế tại Quỹ Tim mạch Anh) cho biết thêm: "Nghiên cứu lớn này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của cholesterol. Chúng là yếu tố, nguy cơ chính dẫn đến những cơn đau tim, đặc biệt là đột quỵ. Thực hiện các biện pháp ở giai đoạn sớm hơn để giảm cholesterol có thể đem lại lợi ích đáng kể trong việc giảm nguy cơ tử vong trong suốt cuộc đời của họ".
Ngoài ra, để giảm cholesterol, giới chuyên gia cho biết, mọi người nên duy trì chế độ ăn uống, tập thể dục, giảm cân đúng cách
Có thể giảm cholesterol ngừa bệnh tim, đột quỵ bằng cách ăn nhiều 5 loại thực phẩm:
Theo NHS, cholesterol là một chất béo rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể. Nhưng quá nhiều có thể khiến nó tích tụ trong các động mạch, hạn chế lưu lượng máu đến tim, não và phần còn lại của cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và đông máu. Cholesterol cao có thể là do di truyền nhưng nó cũng liên quan đến chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, cũng như hút thuốc, tiểu đường, huyết áp cao và tiền sử gia đình bị đột quỵ hoặc bệnh tim.
Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ tăng cholesterol trong máu ngày càng trẻ hóa khi tỷ lệ béo phì và thừa cân tăng lên.
Chia sẻ trên trang Prevention, chuyên gia dinh dưỡng Matthew Kadey cho biết cholesterol có 2 loại tốt và xấu. Tăng cholesterol máu có thể mang đến một loạt bệnh nghiêm trọng cho cơ thể con người, nhưng bản thân cholesterol không phải là một thành phần có hại. Cơ thể con người có thể sử dụng cholesterol để tổng hợp hormone, sản xuất vitamin D và duy trì các chức năng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng cholesterol quá cao sẽ lắng đọng trong mạch máu và gây tắc nghẽn mạch máu, nặng hơn nữa sẽ gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, để giảm cholesterol, thay vì cắt giảm toàn bộ chất béo, chúng ta nên tiêu thụ hợp lý 7 loại thực phẩm sau đây. Chúng được coi là nhóm thực phẩm có thể giúp làm giảm cholesterol làm giảm đáng kể.
1. Quả hạch
Theo Kadey, thường xuyên ăn quả hồ trăn hoặc quả óc chó có thể kiểm soát cholesterol lipoprotein mật độ thấp, cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu. Đồng thời, ăn 40g hạnh nhân mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các loại hạt có tỷ lệ axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa cao, có thể làm giảm hàm lượng cholesterol lipoprotein mật độ thấp, axit béo không bão hòa đơn cũng có hoạt tính chống viêm và giảm nguy cơ cholesterol bám vào thành động mạch.
2. Quả táo
Ai cũng biết về lợi ích sức khỏe của táo. Trong một nghiên cứu năm 2020 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, 40 người bị tăng cholesterol máu nhẹ ăn hai quả táo mỗi ngày, sau hai tháng, mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu của họ giảm xuống. Tác giả phân tích rằng các thành phần chống oxy hóa và chất xơ phong phú trong táo là những yếu tố quan trọng mang lại những lợi ích này.
3. Đậu phụ
Chế độ ăn dựa trên thực vật đang là xu hướng sức khỏe hiện nay. Thực phẩm có hàm lượng protein thực vật cao như đậu phụ và đậu lăng có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các chuyên gia giải thích rằng thực phẩm giàu protein thực vật chứa hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn, giúp kiểm soát lượng cholesterol. Trong khi ăn các protein thực vật này, bạn cũng ăn nhiều chất xơ, làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể.
4. Yến mạch
Yến mạch chứa nhiều β-glucan, là một chất xơ hòa tan có thể hấp thụ và loại bỏ cholesterol lipoprotein mật độ thấp, đồng thời cũng có thể làm giảm hàm lượng chất béo trung tính. Các hướng dẫn dinh dưỡng hiện tại khuyến nghị ít nhất 5-10g chất xơ hòa tan mỗi ngày. Các chuyên gia khuyên rằng khi ăn yến mạch, bạn nên chọn các sản phẩm yến mạch thô thay vì gọi là thực phẩm bổ sung β-glucan hoặc một số thực phẩm tinh chế có bổ sung β-glucan.
5. Quả việt quất
Quả việt quất chứa nhiều anthocyanins, là những chất chống oxy hóa rất hiệu quả, có thể làm giảm cholesterol xấu đồng thời làm tăng mức cholesterol tốt. Các chuyên gia phân tích rằng trong cơ thể có một loại protein có thể chuyển hóa cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao thành cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp, và anthocyanins có thể làm giảm hoạt động của loại protein này.
Nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao càng cần chú ý giảm cholesterol:
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ.
- Người bị đái tháo đường.
- Người bị cao huyết áp.
- Người có cholesterol cao.
- Người có bệnh lý về tim mạch.
- Người đang hút thuốc lá.