Một đống rơm bên đường sẽ mãi là một đống rơm nếu không ai để ý. Nhưng nếu người bán hàng dùng nó để buộc mớ rau, thì nó sẽ có giá trị riêng.
Giá trị của một người đôi khi giống như cọng rơm, phụ thuộc vào việc bạn tham gia vào đội nào và đồng hành với ai. Đây là một lý thuyết về sự sống được gọi là "lý thuyết rơm".
Bậc thầy trí tuệ Quỷ Cốc Tử đã dạy: “Trọng chất không trọng lượng”. Người nào biết cách chọn bạn mà chơi thì sẽ có những mối quan hệ chất lượng. Kết quả có được sẽ khác hoàn toàn so với những ai chỉ thường xuyên tiếp xúc với các mối quan hệ tiêu cực.
Nhà tiên tri xứ Omaha cũng khẳng định, chơi với những người giỏi hơn, chọn ra những cộng sự có năng lực hơn sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng. Ngược lại, nếu dành thời gian bên cạnh những người lười biếng, không có chí tiến thủ thì bạn sẽ bị "lây nhiễm" tính xấu của họ và hạn chế sự phát triển của mình.
2 kiểu người nên kết giao
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để biết một người đáng tin cậy hay không thì hãy xem 2 đặc điểm sau đây để tìm ra câu trả lời.
1. Người nghiêm túc, thận trọng và có nguyên tắc
Không khó để phát hiện ra một người có đáng tin cậy hay không, bởi bạn chỉ cần nhìn vào cách họ ăn nói là biết. Người đáng tin là người không ăn nói khoa trương, không tự đề cao bản thân mình.
Họ luôn biết cách hạ thấp bản thân, khiêm nhường thực tế. Đặc biệt, họ không bao giờ quên khích lệ sự cố gắng của người khác và đánh giá cao nỗ lực của đối phương thay vì hạ thấp họ.
Những người luôn khiêm tốn rất trầm lắng, ít nóng vội và luôn dựa vào khả năng của bản thân để vươn lên. Do vậy, bạn tuyệt đối nên tránh xa những kẻ thích khoa trương. Lúc đầu bạn thấy họ rất giỏi, rất tài nhưng sau này mới hiểu những người đó chỉ nói dối.
Ngoài ra, nguyên tắc được sinh ra để đảm bảo lợi ích chung cho tất cả những người có liên quan và sự vận hành lành mạnh của các mối quan hệ. Người có nguyên tắc thường biết tôn trọng người khác và biết điểm dừng. Họ hiểu được đạo lý "những gì có thể làm và những gì không thể làm".
Hình minh họa. Ảnh: ST
2. Không thất hứa và dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm
Muốn biết đối phương có đáng tin cậy không chỉ cần xem họ đối phó với những khó khăn, vất vả như nào. Với người có trách nhiệm thì dù cho gặp cực khổ họ cũng sẽ không lẩn trốn và chủ động nhận trách nhiệm rồi nỗ lực làm việc.
Tinh thần trách nhiệm luôn được những người này nêu cao. Khi họ có trách nhiệm thì họ sẽ làm việc một cách tốt nhất từ đầu đến cuối. Người ta ví những người sống có trách nhiệm như quả núi, lúc nào cũng khiến người khác cảm giác an toàn khi dựa vào.
Những người chỉ biết oán trách hoặc một mực đổ trách nhiệm cho người khác, khi có việc xảy ra là không dám gánh vác trọng trách và chẳng thể chọn mặt gửi vàng. Khi sóng yên biển lặng, họ có thể vui vầy bên cạnh bạn, cùng bạn hưởng thụ cuộc sống.
Nhưng khi gặp khó khăn, vì tránh ảnh hưởng tới lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng quay lưng, trở mặt. Thậm chí còn ruồng rẫy để mặc người khác tự mình xoay xở, không giống với những bậc chính nhân quân tử dám làm dám chịu. Khi gặp khó khăn không viện cớ, dám nhận trách nhiệm mới là người xứng đồng cam cộng khổ.
2 kiểu người nên tránh
Có thêm bạn mới là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, có những người chúng ta nên tránh khi kết giao:
1. Người không trung thực
Hình minh họa. Ảnh: ST
Kiểu người này thường thích khoe khoang, “thùng rỗng kêu to”. Khi mới gặp ai đó, bạn dễ nghĩ rằng họ là những toàn năng và tài trí. Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra năng lực thực tế của những người này kém xa những gì họ khoác lác.
Những người quan tâm quá nhiều đến thể diện thường chỉ là "hổ giấy", chỉ có vẻ bề ngoài mà bên trong rỗng tuếch. Ngoài ra, người thích khoe khoang bản thân thường chỉ biết tập trung vào bản thân và không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Làm bạn với những người này sẽ rất khó chịu và phiền toái.
Ngoài ra còn có một kiểu người kiêu căng, ngạo mạn, độc đoán và thường có thái độ “hơn người”. Khi bạn chưa thành công, họ coi thường bạn. Khi bạn giỏi hơn thì họ ghen tỵ. Người như vậy ắt không phải một người bạn tốt.
2. Người hay trốn tránh trách nhiệm
Trong cuộc sống cũng như công việc, chúng ta khó tránh được những rủi ro. Khi có những điều không hay xảy ra, một số người can đảm nhận trách nhiệm về mình và từ từ giải quyết, một số người lại né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc cho người khác.
Một lần như vậy thì cũng dễ hiểu, vì bản năng con người vẫn muốn tìm những chỗ dễ dàng để tồn tại. Nhưng nếu chuyện đó xảy ra thường xuyên, người ta luôn luôn đùn đẩy trách nhiệm thì đây lại trở thành vấn đề của đạo đức.
Những người luôn trốn tránh trách nhiệm và có thói quen đổ lỗi cho người khác không đáng để kết giao. Bạn không biết bao giờ họ sẽ lôi bạn ra đỡ đạn. Trong từ điển của họ sẽ không bao giờ có khái niệm "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu" mà thay vào đó sẽ là "có phúc cùng hưởng, có họa tự chịu".
Nguồn: Aboluowang