Không có gì trong tay ở tuổi 35
Ở tuổi 35, cả gia đình Lương Tiểu Hào (Chiết Giang, Trung Quốc) gồm 3 người vẫn đang phải sống trong một căn phòng nhỏ được thuê lại. Anh cho biết người xưa vẫn thường nói 35 tuổi là cột mốc quan trọng của đời người. "Ở tuổi này, những người đàn ông là trụ cột của gia đình phải có nhà, có xe, có công việc ổn định và một khoản tiết kiệm nhỏ. Nhưng có lẽ tất cả mọi người đều có ngoại trừ tôi.
Người đàn ông họ Lương cũng cho biết trong một lần vì con ốm không có tiền chữa trị, anh phải nhờ người thân gây quỹ. Hiện tại, một phần số tiền chữa bệnh cho con anh vẫn còn nợ ngân hàng.
Anh thừa nhận rằng bản thân là một người chăm chỉ ngay từ những năm 20 tuổi.
Năm 2007, sau khi học xong chuyên ngành mạng máy tính. Anh theo đuổi công việc công việc xây dựng trang web cá nhân để kiếm tiền và trở thành quản trị viên mạng. Sau khi kiên trì công việc này được 1 năm, thu nhập của anh không tăng bởi có quá nhiều người tham gia vào lĩnh vực này.
Sau khi nghỉ việc, ngay lập tức, anh bắt đầu với công việc sửa chữa máy tính tận nhà. Lương Tiểu Hào cho biết ở thời điểm đầu thu nhập cũng không tệ. Thậm chí anh còn khẳng định làm không hết việc bởi đó là thời điểm nhiều gia đình đầu tư mua máy tính để phục vụ việc giải trí và học tập của con em trong gia đình. Tuy nhiên sau vài năm làm việc, với sự xuất hiện của điện thoại thông minh và máy tính xách tay việc sử dụng máy tính để bàn không còn phổ biến nên anh dần mất đi thu nhập.
Sau khi kết hôn và có con, áp lực tài chính gia tăng. Anh lựa chọn làm việc tại Foxconn ở Thâm Quyến. "Lương lúc đó không tệ so với các nhà máy khác lại nhận được phúc lợi tốt. Tuy nhiên phải thường xuyên làm ca đêm nên cơ thể anh không thể chịu đựng được. Tôi thường xuyên bị ốm và phải nghỉ việc".
Để trang trải cuộc sống, anh kinh doanh hoa quả tại nhà nhưng cũng không được may mắn.
Ở năm 35 tuổi, anh đang là thợ lắp đặt hệ thống PCCC ở các tòa nhà. "Lương không tồi nhưng thường xuyên bị trễ hẹn. Đặc biệt công việc rất nặng", anh bộc bạch.
Chia sẻ thêm, người đàn ông này tâm sự bây giờ ở tuổi 35, anh chẳng có cơ hội mà cũng chẳng hy vọng được gì nữa. Vì muốn học thêm kỹ năng nào thì cũng đã muộn và cũng không biết nên bổ sung kiến thức nào. Anh cho rằng không thể làm mãi công việc này được bởi đây là nghề bị giới hạn về độ tuổi và sức khỏe. "Cho dù không ai giới hạn độ tuổi nhưng khi về già thể lực của tôi cũng chẳng theo kịp được công việc này. Để bắt đầu công việc kinh doanh thì tôi lại chẳng có vốn. Tôi nghĩ mình cũng không nhạy bén bởi đã từng làm ăn thua lỗ", anh nói.
Dường như đối người đàn ông này, chăm chỉ có lẽ là chưa đủ để có được thành công. Đây cũng là thực tế của nhiều người ngoài 30 tuổi hiện nay vẫn đang chật vật với cuộc sống hiện tại với mong muốn thay đổi số phận dẫu đã lao lực làm việc.
Không phải cứ chăm chỉ là thành công
Nhà sáng lập và giám đốc điều hành (CEO) của VaynerMedia - Gary Vaynerchuk luôn là tấm gương, người truyền cảm hứng cho giới trẻ. Vaynerchuk cho rằng, làm việc chăm chỉ là con đường dẫn lối đến thành công. Tất nhiên, điều này là đúng.
Tuy nhiên, theo nhà sáng lập - giám đốc điều hành Edelman Financial Services - một trong những công ty tư vấn tài chính hàng đầu thế giới Ric Edelman thì việc chăm chỉ đó "chỉ là một phần câu chuyện". "Nếu tất cả những gì bạn làm cả đời là chăm chỉ làm việc, bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có được. Bởi làm việc chăm chỉ chưa đủ để bạn kiếm tiền và tiết kiệm".
Vì thế, Ric đã chỉ ra 3 "nước cờ" cần có để giúp những người trẻ đang mắc kẹt trong chuyện "đổi đời" dẫu đã chăm chỉ.
Khả năng đối mặt và chấp nhận rủi ro
Trong cuộc sống hay trong công việc, dù cho con người có chuẩn bị và lên kế hoạch một cách cẩn thận, kĩ càng đến mấy vẫn luôn có những sự cố bất ngờ, những rủi ro bất chợt xảy đến. Đó là điều không thể tránh khỏi. Đằng sau thành công của những doanh nhân thành đạt nhất là những rủi ro lớn luôn sẵn sàng xuất hiện và phá hủy sự nghiệp của họ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, theo tỷ phú Mark Zuckerberg - giám đốc điều hành và nhà sáng lập Meta thì "Rủi ro lớn nhất là chẳng đối mặt với rủi ro nào. Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh, chiến lược mà chắc chắn sẽ thất bại chính là tránh xa các rủi ro".
Cơ hội càng lớn, thách thức càng cao, rủi ro càng nhiều, đặc biệt là trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu vì thế mà không dám nắm bắt cơ hội, không dám đối mặt với thách thức, thì bạn cũng sẽ không thể tiếp cận với thành công.
Tinh thần lạc quan
Từ bỏ một công việc có mức lương ổn định, vay vốn, lập một công ty và khởi nghiệp là một hành động khá điên rồ đối với nhiều người. Bao nhiêu thách thức, rủi ro có thể xảy đến, có thể thất bại bất cứ lúc nào, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ gánh vác một khoản nợ khổng lồ khó chi trả. Vì vậy, một trái tim kiên cường và tinh thần lạc quan là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với người ngoài 30 tuổi.
Huyền thoại Lee Iacocca, Chủ tịch hãng Chrysler là người đã vực dậy và đưa tập đoàn này trở lại những thành công vang dội. Đúng là ông đã nhận được sự trợ giúp với khoản cho vay của chính phủ giúp công ty duy trì hoạt động. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khó khăn nhất, Iacocca đã thể hiện tinh thần lạc quan mạnh mẽ, tin rằng công ty sẽ vượt qua được thách thức này. Chính sự lạc quan này của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều nhân viên tài năng dưới quyền, thôi thúc họ tiếp tục cố gắng làm việc. Và cuối cùng, họ đã thật sự thành công.
Tinh thần học hỏi
Không có bất kì người thành công nào trên thế giới có thể gây dựng được một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ mà không có tinh thần ham học hỏi. Họ chưa bao giờ ngừng lại việc học của mình. Học hỏi từ những người đi trước, học hỏi từ đồng nghiệp, học hỏi từ đối thủ, và thậm chí học hỏi từ những thất bại của bản thân.
Vấp ngã và thất bại không đáng sợ, đáng sợ là bản thân bạn không dám nhìn lại và rút ra được bài học từ nó.
Một thìa dũng cảm, một chút khéo léo, một ít lạc quan, lại thêm chút kiên trì học hỏi, chỉ cần chăm chỉ nấu chúng bằng ngọn lửa cần mẫn nữa thôi, nồi súp thành công của bạn sẽ sớm được hoàn thành một cách thật ngon miệng.
Theo Toutiao