4 sai lầm "đặt dấu chấm hết" cho tài lộc, danh vọng: Đợi 40 tuổi mới nhìn thấu, e là muộn rồi!

Đáng nói, 4 sai lầm này rất nhiều người phạm phải, khiến cuộc đời mãi "dậm chân tại chỗ"!

Nietzsche đã nói: "Con người là sợi dây, căng giữa siêu nhân và quái vật".

Lòng người dễ thay đổi, bản chất con người cũng dễ thay đổi.

Có người vô thức bị mắc kẹt trong vũng lầy của bản chất con người, khó nhìn ra sự thật của vấn đề, cuộc sống bất lợi trăm bề; trong khi một số người có tỉnh táo, nhìn xa trông rộng, sống một cuộc sống sung túc.

Nhìn thấu 4 điểm yếu khó nhận thấy sau đây của con người có thể giúp bạn chèo lái hướng đi của cuộc đời mình.

01

Tự cho mình là nhất

Trên mạng có một câu hỏi như này: "Trong giao tiếp xã hội, những hành vi nào được xem ngu ngốc?".

Có một câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng rằng: "Tự cho mình là nhất, không biết tự lượng sức mình".

Trong cuốn sách nước ngoài có tên "Tâm đi trước việc" (tạm dịch) có một câu chuyện như này.

Một người trẻ ưu tú sau khi vào công ty mới rất được lãnh đạo trọng dụng, không bao lâu đã được cất nhắc lên trưởng phòng.

Người trẻ phát hiện ra rằng đồng nghiệp trong công ty tuy có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng đầu óc lại không nhanh nhạy bằng mình. Anh rất vui mừng, cảm thấy mình cuối cùng cũng có cơ hội thể hiện bản thân, vì vậy, thường xuyên tỏ ra ta đây thông minh ở công ty.

Thấy có người bị lãnh đạo phê bình, không cần biết tâm trạng đối phương ra sao, lập tức chạy tới chỗ đối phương nói, "Anh đáng lẽ nên nghe lời tôi".

Thấy đồng nghiệp vất vả tăng ca hoàn thành dự án, không cần biết có lý hay không, cứ phải chọn ra một vài lỗi sai cho bằng được.

Ban đầu, các đồng nghiệp khá quý mến anh, có vấn đề sẽ tìm anh để hỏi.

Nhưng dần dần, anh ngày càng trở nên kiêu ngạo, bất kể người khác có làm gì, anh đều phải chỉ tay năm ngón.

Điều này khiến mọi người cảm thấy vô cùng phiền phức, dần dần, ai cũng tự động tạo khoảng cách với anh.

Shakespeare đã nói: "Kẻ ngốc nghĩ mình khôn ngoan, người khôn ngoan là người tự biết mình".

Trong cuộc sống, luôn có những người ỷ vào năng lực của mình mà ngang ngược, kiêu ngạo, mà không biết nếu quá coi trọng bản thân, bạn không những không giành được sự tôn trọng của người khác mà còn dễ khiến người khác cảm thấy phản cảm, dễ bị ghét bỏ.

Những người thực sự tài giỏi không kiêu ngạo vì khả năng xuất chúng của mình, họ sớm đã hiểu ra được rằng việc quá coi trọng bản thân thường dẫn đến rắc rối và phiền toái cho chính mình.

Đối nhân xử thế, hãy học cách khiêm tốn, không tự cao tự đại, không coi thường người khác, như vậy mới có thể có một cuộc sống tốt đẹp và bình dị.

4 sai lầm đặt dấu chấm hết cho tài lộc, danh vọng: Đợi 40 tuổi mới nhìn thấu, e là muộn rồi! - Ảnh 1.

02

Đánh giá người khác qua vẻ bên ngoài

Có câu, biết người biết mặt không biết lòng.

Mặt người tuy dễ nhận biết, nhưng lòng người khó lường.

Cuộc sống không thiếu những người thích đánh giá tính cách của người khác qua vẻ bề ngoài, nhưng càng đánh giá một người qua vẻ bề ngoài, họ sẽ càng lộ ra sự nông cạn và thiếu hiểu biết của mình.

Có một tiểu phẩm có tên "Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài".

Trong tiểu phẩm, A là người có diện mạo nghèo khổ với bộ quần áo giản dị, trong khi B là một quý ông mặc vest và đi giày da.

Mở đầu câu chuyện, cả hai bị đối xử khác nhau ở khâu kiểm tra an ninh tại nhà ga.

Trong quá trình kiểm tra an ninh với B, nhân viên bảo vệ chỉ sử dụng các công cụ để kiểm tra anh một cách rất qua loa, nhưng khi đến A, nhân viên bảo vệ không chỉ khám xét cẩn thận mà còn kiểm tra chứng minh thư của anh.

Sau đó, A thấy B lấy trộm điện thoại di động của một phụ nữ và đứng ra giúp đỡ.

Nhưng khi người phụ nữ phát hiện ra, cô ấy lại khăng khăng rằng chính A đã lấy trộm nó.

Ngay cả sau khi nhân viên bảo vệ đến, cô ấy vẫn chỉ vào A buộc tội.

A không ngừng cố gắng chứng minh rằng mình không ăn cắp điện thoại, nhưng không ai tin anh.

Mãi cho tới khi chuông điện thoại của người phụ nữ vang lên, mọi người mới biết, thì ra người lấy điện thoại chính là B.

Quỷ Cốc Tử từng nói, phán đoán tính cách của một người chỉ qua vẻ bề ngoài thì giống như nhìn con báo qua ống trúc nhỏ, không thể nào nhìn được toàn diện.

Suy cho cùng, khuôn mặt có đẹp đến đâu cũng chỉ là lớp vỏ ngoài, tấm lòng nhân hậu sâu thẳm trong tim mới là chỗ dựa của tâm hồn.

Ở đời, từ bỏ định kiến đánh giá con người qua vẻ bề ngoài và nhìn nhận mọi người một cách khách quan chính là cảnh giới cao nhất trong làm người.

4 sai lầm đặt dấu chấm hết cho tài lộc, danh vọng: Đợi 40 tuổi mới nhìn thấu, e là muộn rồi! - Ảnh 2.

03

Tìm nguyên nhân từ bên ngoài

Triết gia Thales đã nói: "Điều khó khăn nhất trong cuộc sống là hiểu rõ chính mình".

Rất nhiều khi, chúng ta luôn dễ dàng tìm ra khuyết điểm của người khác nhưng lại nhắm mắt làm ngơ trước khuyết điểm của chính mình, mà không biết, tìm nguyên nhân từ bên ngoài một cách mù quáng sẽ chỉ khiến bạn trở nên trì trệ và khó phát triển.

Trong cuốn sách nước ngoài có tên "Giả nỗ lực" (tạm dịch), có kể một câu chuyện như sau.

Tác giả của cuốn sách có một người bạn rất thích phàn nàn về người khác. Mỗi một lần gặp mặt, không phải là chỉ trích đồng nghiệp, thì cũng là nói xấu lãnh đạo, hoặc không thì cũng là trách móc thời đại.

Có một lần, tác giả hỏi anh ta: "Nếu đã không hài lòng với hiện trạng của bản thân như vậy, vậy đã từng nghĩ tới chuyện nghỉ việc hay đổi môi trường sống khác tốt hơn chưa?".

Người bạn đáp: "Tôi không có tiền! Cũng không có cái bản lĩnh đó!".

Tác giả khuyên người bạn, thay vì ngồi đó phàn nàn, chi bằng rèn luyện bản lĩnh của bản thân.

Người bạn vẫn tiếp tục: "Không phải tại bọn họ khiến tôi không có kĩ năng nào đặc biệt ư! Còn không phải tại xã hội mà tôi không có tiền tiết kiệm ư!".

Vài ngày sau, người bạn lại tìm tới tác giả để than vãn, đồng nghiệp được thăng chức rồi, nhưng bản thân vẫn dậm chân tại chỗ.

Sau đó, lúc thì an ủi bản thân, "Sớm muộn gì cũng được thăng chức thôi", lúc lại phẫn nộ "Chẳng qua là anh ta may mắn hơn tôi thôi!".

Có một câu nói như vậy: "Một người, cần một chiếc cửa sổ để nhìn thế giới bên ngoài, và một tấm gương để nhìn thấy lòng mình. Cửa sổ để nhìn thấy thế giới tươi sáng bên ngoài, còn tấm gương là để nhìn thấy khuyết điểm của bản thân".

Tìm lý do từ người khác là bản năng, tìm khuyết điểm của bản thân là kỹ năng.

Chỉ bằng cách "hướng nội", chúng ta mới có thể "hướng ngoại" mà phát triển.

Nếu "hướng ngoại", bạn sẽ thấy chướng ngại vật ở khắp mọi nơi; nếu "hướng nội", bạn sẽ thấy đâu đâu cũng là đường phẳng.

4 sai lầm đặt dấu chấm hết cho tài lộc, danh vọng: Đợi 40 tuổi mới nhìn thấu, e là muộn rồi! - Ảnh 3.

04

Làm khó nhau

Có một tin tức như này.

Ở một khu phố nọ, có hai người bán đồ ăn sáng tranh chấp gian hàng.

Lúc đầu chỉ là lời qua tiếng lại, về sau phát triển thành ẩu đả lớn, đập phá gian hàng của nhau.

Một trong hai cặp vợ chồng không chỉ lật đổ xe ăn sáng của nhau mà còn đổ hết cháo của người kia xuống đất.

Bên kia cũng không chịu lép vế, cũng lấy dụng cụ đạp nát xe hàng của đối phương.

Ở dưới phần bình luận, cư dân mạng thi nhau cảm thán: "Hại người một, hại mình mười, sao phải khổ thế!".

Cũng có người nói: "Đều là những người làm ăn mưu sinh, cảm thông cho nhau không được ư? Giờ thì không ai kiếm được tiền!".

Điều xấu xa nhất của bản chất con người là: nếu bạn không sống tốt, bạn cũng không muốn người khác sống tốt.

Làm khó nhau, chẳng những không được lợi ích gì mà còn gây ra thiệt hại cho cả hai bên.

Có một câu nói rất hay: "Đối nhân xử thế giống như một tấm gương, bạn đối xử với người khác như thế nào, người khác sẽ đối xử lại với bạn như vậy".

Người và người là quan hệ hai chiều, bạn làm khó người khác, người khác sẽ ăn miếng trả miếng; bạn tôn trọng người khác, người khác sẽ tôn trọng lại bạn.

Trên một con đường cao tốc, hàng hóa trên một chiếc xe tải lớn rơi vãi trúng vào chiếc xe phía sau.

Chủ xe phía sau vô cùng tức giận, lập tức xuống xe hỏi tài xế xe tải cho ra lẽ.

Thấy vậy, tài xế xe tải không chỉ liên tục xin lỗi mà còn lập tức xin bồi thường cho chủ xe.

Sau đó, người chủ của chiếc xe bị hàng hóa rơi vào nghĩ tới chuyện tài xế xe tải kiếm tiền cũng không dễ dàng gì nên đã nói với người tài xế: "Tôi biết anh kiếm tiền cũng không dễ dàng gì, không cần anh bồi thường, sau này lái xe thì nhớ kiểm tra hàng hóa thật cẩn thận".

Cổ nhân nói: "Xử thế, nhường nhịn là trí; đối nhân, khoan dung là phúc".

Cuộc sống là vậy, không ai có cuộc sống dễ dàng hơn ai.

Làm khó nhau sẽ chỉ khiến xã hội thêm lạnh lẽo; cảm thông cho nhau, cuộc đời tự nhiên ấm áp.

Thay vì làm khó người khác, chi bằng đối đãi với người với cái tâm rộng, chừa cho người khác một đường lui, cũng là đang chừa cho chính mình một đường lùi.

05

Nhà tâm lý học Adler đã nói: "Trưởng thành không phải là hiểu mọi thứ, mà là hiểu được bản chất con người".

Trí tuệ lớn nhất của một người là không đắm chìm vào những đặc điểm không tốt trong bản chất con người sau khi đã nhìn rõ chúng.

Quãng thời gian còn lại, mong bạn và tôi có thể nhìn thấu bản chất con người, để rồi trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và sống cuộc sống mà chúng ta mong muốn!