Số lượng người Do Thái trên thế giới chỉ có 16 triệu người, chiếm chưa đến 0,25% dân số toàn cầu. Tuy nhiên, họ được mệnh danh là chủng tộc thông minh nhất thế giới. Đây không phải là điều vô căn cứ mà đã có những nghiên cứu cụ thể.
Minh chứng cho việc này là 22% số giải thưởng Nobel của thế giới thuộc về người Do Thái. Đồng thời, chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 108, trong khi chỉ số IQ trung bình của các chủng tộc khác chỉ vào khoảng 95 - 105.
Đặc biệt, số lượng triệu phú người Do Thái chiếm 1/3 ở nước Mỹ. 18 người trong số 40 người Mỹ hàng đầu trong danh sách của Forbes là người Do Thái. Trong lịch sử, đa số các "ông trùm" tài chính, nhà công nghiệp, chủ ngân hàng, nhà khoa học đẳng cấp thế giới… là người Do Thái, chẳng hạn như họa sĩ Picasso, nhà khoa học Albert Einstein, tỷ phú dầu mỏ Rockefeller,…
Chìa khóa thành công của người Do Thái nằm ở kinh Talmud, được coi là cuốn Kinh thánh thứ 2 và trở thành kim chỉ nam của họ. Trong đó, kinh Talmud đã đề cập đến 4 bài học tiêu biểu sau đây để giúp bạn có thể nhanh chóng giàu có và thành công:
1. Không trao cơ hội ỷ lại cho con cái
Theo kinh Talmud, một người giàu cần phải chú trọng việc giáo dục con cái hơn là quan tâm đến việc phân chia tài sản thừa kế. Cha mẹ nào cũng muốn đem lại những thứ tốt đẹp nhất cho con, không để con phải chịu cảnh khổ cực. Tuy nhiên, cần phải giáo dục cho con hiểu về giá trị của đồng tiền. Dù con trẻ lớn lên trong sự giàu sang phú quý cũng phải biết tiết kiệm, lãng phí tiền bạc.
Đồng thời, những người làm cha mẹ cũng không được để con cái ỷ lại vào mình, phải dạy dỗ đức tính chịu khó và kiên trì. Trên thực tế, tác hại của việc để con quá dựa dẫm và phung phí đã xảy ra rất nhiều ở những gia đình chưa có những phương pháp giáo dục hiệu quả.
Nhiều gia đình tỷ phú không để lại quá nhiều tài sản cho con, họ muốn con tự dùng năng lực của mình để phát triển. (Ảnh minh họa)
Khi có quá nhiều của cải, không ít tỷ phú có nhiều cách thức thú vị khác nhau để giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như việc hiến tặng phần lớn tài sản cho xã hội, không để lại nhiều tiền cho con. Bill Gates từng tuyên bố: "Tôi sẽ không cho những người đứa con của mình thừa kế nhiều tiền vì tôi không nghĩ điều đó sẽ tốt".
2. Có công mài sắt, có ngày nên kim
Cuộc sống của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn nếu lựa chọn làm việc chăm chỉ. Khi bạn đốc thúc bản thân tận lực làm một việc gì đó, chẳng khó khăn nào có thể cản trở được. Đối với những người nghèo, không có nguồn lực, không có các mối quan hệ hỗ trợ cho cuộc sống, sự chăm chỉ chính là vốn liếng lớn nhất để họ có thể đảo ngược tình thế khó khăn. Nếu không có sự siêng năng, tất cả mọi thứ mà bạn ước mong đều là những điều viển vông, bao gồm cả việc trở thành một người giàu có.
Trên thực tế, nhiều người nghèo không hề yếu kém, thậm chí họ còn có tham vọng và năng lực vượt trội. Nhưng phần đông trong số họ không thể thay đổi số phận, nghiêm trọng hơn là họ phải chịu cảnh nghèo đói suốt đời. Nguyên nhân lớn nhất là do những người này chỉ muốn "ngồi mát ăn bát vàng", muốn đi đường tắt, không chăm chỉ làm việc.
Cuộc sống của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn nếu lựa chọn làm việc chăm chỉ. (Ảnh minh họa)
3. Tránh tốn công sức vào những việc vô ích
Có một câu tục ngữ cổ điển của người Do Thái: "Đừng ăn trộm thời gian". Người Do Thái luôn tâm niệm giờ đầu tiên kể từ khi họ bắt đầu làm việc là Tiktet, nghĩa là từ chối tiếp bất kỳ vị khách nào.
Theo quan điểm của họ, việc tiếp khách sẽ làm giảm hiệu quả, mất đi thời cơ kinh doanh tốt và làm cản trở công việc. Chẳng hạn như để tiết kiệm tiền, đối với một người không biết quý trọng thời gian, họ có thể mặc cả nửa ngày ở chợ rau nhưng lại bất cẩn trước những quyết định quan trọng trong đời.
Những gì bạn cần phải làm là giải quyết vấn đề trọng yếu. Chìa khóa của điều này nằm ở cấu trúc của sự thành công và sự thất bại. Trong khi đó, con người có nhiều cấp độ tốt và xấu khác nhau. Việc dung hòa cấu trúc và cấp độ chính là mấu chốt để bạn chọn lọc được những việc quan trọng, phù hợp với bản thân hơn ở thời điểm hiện tại.
4. Khắc phục lối làm việc "như một cái máy"
Trong kinh Talmud có một lời căn dặn kinh điển: "Nếu bạn muốn trở nên giàu có, chỉ làm việc chăm chỉ thôi là chưa đủ". Từ thời xa xưa, người Do Thái đã quan niệm rằng, nếu bạn muốn làm giàu chỉ dựa vào sức mạnh thôi là không đủ, bạn phải có cả trí tuệ và tư duy.
Có 3 điều được rút ra trong kinh Talmud như sau:
Đầu tiên, tiền đẻ ra tiền. Nhiều người nghèo không biết cách tăng tài sản mà chỉ biết tiết kiệm tiền một cách mù quáng. Tiền đẻ ra tiền là cách kiếm tiền nhanh nhất. Bạn có thể lựa chọn đầu tư chứng khoán, mua vàng,… từ đó sự giàu có của bạn sẽ được tích lũy nhanh chóng và tự nhiên.
Thứ hai đó là cách suy nghĩ thấu đáo. Đối với nhiều người, sự nghèo khó làm họ cảm thấy, bản thân có thể kiếm được nhiều tiền miễn là sẵn sàng chịu đựng gian khổ. Tuy nhiên, điều này không thực sự đúng. Xã hội ngày càng thay đổi và phát triển một cách chóng mặt, con người phải đối mặt với nhiều thách thức. Vi vậy, mỗi người cần có suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra bất cứ một quyết định nào.
Thứ ba, vận dụng tư duy đầu tư. Những thứ bạn cần đầu tư là sức khỏe, gia đình và việc học. Những người dành nhiều thời gian cho việc học mỗi năm đều trở nên vượt trội hơn người bình thường. Tư duy đầu tư có thể đưa bạn tiến xa. Vì vậy, người Do Thái thường tuân theo một câu tục ngữ khi làm ăn: "Hàng đắt tiền chỉ dành cho người giàu", nghĩa là tiền nằm trong tay người giàu.
(Ảnh minh họa)
Trên thực tế, bạn sẽ thấy ngày càng có nhiều người và công ty thông thái đang nhắm tới khách hàng hoặc đối tác kinh doanh ở 22% người giàu trên thế giới. Các chuyên gia tư vấn khóa học của các cơ sở đào tạo sẽ tốn nhiều công sức, nhiệt huyết hơn để giành được những "khách hàng kim cương.
Những người bình thường muốn đạt được thành tựu lớn lao phải hiểu một sự thật: Cùng một nghề, nhưng khoảng cách thu nhập của mỗi người có sự chênh lệch rất lớn. Điều này nằm ở việc khách hàng chúng ta phục vụ là người giàu hay người bình thường. Muốn trở thành ai thì trước tiên bạn phải tìm cách đến gần hơn với người đó. Chỉ khi đó, bạn mới có thể tích lũy tài sản nhanh hơn và có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Tổng hợp