Ảnh: Getty Images
Lạm dụng ái kỷ là một hình thức lạm dụng tình cảm hoặc tâm lý do người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) gây ra. Một số dấu hiệu đặc trưng của NPD là: Đánh giá quá cao bản thân, ảo tưởng quyền lực, thiếu sự đồng cảm… Sau đây là 6 dấu hiệu của việc lạm dụng lòng tự ái và những tác động lâu dài do nó gây ra.
Cảm thấy bất lực
Tiến sĩ Jeff Temple - giám đốc Trung tâm Phòng chống Bạo lực tại chi nhánh Y khoa Đại học Texas cho biết những kẻ lạm dụng mặc chứng NPD có thể cố gắng làm tổn hại lòng tự trọng của bạn hoặc những người thân yêu, nhằm khiến bạn chỉ phụ thuộc vào họ.
Một trong những cách mà những người mắc NPD làm là liên tục so sánh bạn với người khác và đánh giá thấp bạn. “Điều này khiến nạn nhân có lòng tự trọng thấp trong nhiều khía cạnh của đời sống như công việc, các mối quan hệ, nuôi dạy con cái” - Temple nói.
Không còn nhận ra bản thân mình
Paul Poulakos - một bác sĩ về lĩnh vực tâm thần nói: “Sau một thời gian bị thao túng, nạn nhân thấy mình cẩn thay đổi để phù hợp với mong muốn của đối tác”. Việc liên tục đáp ứng nhu cầu của đối phương có thể khiến nạn nhân cảm thấy không còn là chính mình nữa.
Nghi ngờ hiện tại
Theo Temple, các hành vi lạm dụng tình cảm thường đi cùng với lạm dụng lòng tự ái, khiến bạn luôn nghi ngờ về tình cảm của mình. Một ví dụ điển hình là những kẻ bạo hành mắc chứng NPD luôn nói những câu như “Tất cả là do bạn nghĩ ra” hoặc “Do bạn quá nhạy cảm”. Mục đích của hành vi này là khiến bạn tự cảm thấy mâu thuẫn để dễ kiểm soát hơn.
Bạn bị cô lập khỏi gia đình và bạn bè
Temple cho biết, một kẻ lạm dụng tâm lý có thể cố gắng ngăn bạn tiếp xúc với các nhóm hỗ trợ của bạn. Đây là một hành vi khác khiến một người tin tưởng hơn vào kẻ ngược đãi họ. Cuối cùng, người bị lạm dụng lòng tự ái có thể ngừng liên hệ với bạn bè và gia đình vì sợ bị kẻ ngược đãi trả thù.
Kéo những người khác vào cuộc
Poulaoks cho biết, trong nỗ lực duy trì tầm ảnh hưởng của mình, kẻ bạo hành mắc chứng NPD có thể cố gắng lan truyền những tin đồn xấu, gây tổn thương về bạn cho người khác.
Họ cũng có thể cố gắng kéo người khác vào cuộc xung đột giữa hai người nhằm tìm kiếm thêm người đứng về phía họ và củng cố sự ảnh hưởng.
Những thay đổi về thể chất
Theo Poulakos, sự lo lắng và căng thẳng do bị lạm dụng lòng tự ái có thể gây ra nhiều phản ứng trong cơ thể, bao gồm: Thay đổi khẩu vị, buồn nôn, khó ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể và các triệu chứng của chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) như cáu kỉnh và luôn cảm thấy đề phòng.
(Theo Insider)