Bà cụ U70 gửi 80.000 USD cho chồng hờ chưa từng gặp mặt, để rồi vỡ lẽ: Tình giả, nhưng tiền mất là thật

Cứ khi nào bà muốn gặp mặt chồng hờ, thì lại có biến cố xảy đến. Khi thì tai nạn, khi thì có đám tang. Mặc dù vậy, bà vẫn luôn tin tưởng “người bạn đời” online kia.

‏Bà Terri hoàn toàn tin mọi lời nói từ người "bạn trai" online có tên Ricardo, bất chấp những lời cảnh báo liên tục từ chị gái rằng đây là một kẻ lừa đảo.‏

‏Trong 2 năm qua, bà đã gửi cho Ricardo tới 80.000 USD - trích cả từ khoản trợ cấp khuyết tật của bà - mà chưa từng được trò chuyện qua video hay gặp trực tiếp người này.‏

‏Thật không may, bà Terri là một trong số gần 70.0000 người - chủ yếu là phụ nữ từ 50 tuổi trở lên - trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tình cảm ở Mỹ trong năm 2022.‏

‏Terri từng là một thượng sĩ làm việc trong ngành Tình báo của Mỹ. Giờ đây, ở tuổi 62, bà không còn một xu dính túi vì bị lừa đảo.‏

‏Vì sao một phụ nữ thông minh như Terri lại trở thành nạn nhân của lừa đảo tình cảm? Vì sao phần lớn nạn nhân là phụ nữ lớn tuổi? Và giải pháp là gì?‏

"Bạn trai online" tốt đến khó tin

‏Ricardo tự nhận là một người đàn ông 58 tuổi, khỏe mạnh, phong độ, có nhà ở Malibu và đang sống ở Canada. Khi đối tượng này nhắn tin cho Terri trên Facebook Messenger, bà không thể tin là mình lại may mắn đến thế.‏

Bà cụ U70 gửi 80.000 USD cho chồng hờ chưa từng gặp mặt, để rồi vỡ lẽ: Tình giả, nhưng tiền mất là thật - Ảnh 1.

‏Chỉ trong vòng 2 tuần, Ricardo đã thú nhận tình yêu của mình với Terri, đồng thời nói thêm rằng ông ta đang cần ai đó để cùng chia sẻ hàng triệu USD kiếm được từ công việc kinh doanh xuất nhập khẩu và xây dựng.‏

‏Bị dỗ dành bởi những lời đường mật như "em là tất cả của tôi", "em là nữ hoàng của tôi" hay "em là tri kỉ của tôi", Terri đã ngay lập tức đồng ý khi Ricardo ngỏ lời cầu hôn chỉ 1 tháng sau khi bắt đầu nhắn tin cho bà.‏

‏Sau đó, Ricardo dụ Terri đầu tư vào Bitcoin với giá 10.000 USD, hứa hẹn thu lãi 1 triệu USD sau 6 tháng. Sau 2 năm, Terri vẫn đang chờ khoản lãi đó. Bà đã gửi cho Ricardo gần 80.000 USD.‏

Bà cụ U70 gửi 80.000 USD cho chồng hờ chưa từng gặp mặt, để rồi vỡ lẽ: Tình giả, nhưng tiền mất là thật - Ảnh 2.

‏Dấu hiệu đáng nhờ nhất chính là việc Terri chưa bao giờ gặp Ricardo, kể cả gọi video qua mạng. Terri cũng muốn gặp, nhưng luôn có một biến cố nào đó xảy ra bất cứ khi nào bà lên lịch gặp Ricardo.‏

‏Chẳng hạn, có một lần, Ricardo đột ngột gặp tai nạn khi đang lái xe đến sân bay đón Terri. Hắn gửi ảnh đang nằm trên giường bệnh để chứng minh điều đó. Một lần khác, Ricardo thông báo mẹ hắn qua đời và tên này cũng đã gửi Terri xem một bức ảnh của mình trong đám tang.‏

‏Terri không hề nghi ngờ, bà muốn sống những ngày tháng cuối đời với người đàn ông này. Đó là lý do tại sao chị gái của bà đã phải viết thư cầu cứu gửi đến chương trình talk show nổi tiếng có tên "Tiến sĩ Phil" để được giúp đỡ. Ở đầu chương trình, Terri thậm chí vẫn còn chưa tỉnh ngộ.‏

‏Nhưng đến cuối chương trình, khi Tiến sĩ Phil cho bà xem một tin nhắn video từ Ricardo "chính chủ", nói với bà rằng danh tính của anh trên mạng xã hội đã bị đánh cắp, bà mới nhận ra mình đã bị lừa.‏

‏Không chỉ phụ nữ, đàn ông cũng là nạn nhân của nạn lừa đảo. Nhưng tỉ lệ nạn nhân nữ chiếm tới 63% và họ cũng bị lừa số tiền nhiều gấp đôi so với nam giới.‏

‏Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), có nhiệm vụ thúc đẩy bảo vệ người tiêu dùng, đã báo cáo rằng mất mát tài chính do lừa đảo tình cảm đã tăng gần 80% vào năm 2022 so với năm 2021. Và tổng thiệt hại trong 5 năm qua lên tới 1,3 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ hạng mục nào khác của FTC.‏

Bà cụ U70 gửi 80.000 USD cho chồng hờ chưa từng gặp mặt, để rồi vỡ lẽ: Tình giả, nhưng tiền mất là thật - Ảnh 3.

‏Lừa đảo tình cảm là một hình thức lừa đảo đang nổi cộm, cũng bởi vì dân số già đang tăng theo cấp số nhân. Vào năm 2020, có khoảng 55,8 triệu người trên 65 tuổi đang sống ở Mỹ - chiếm tới gần 17% tổng số người dân trong cả nước.‏

"Đại dịch" cô đơn

‏Cô đơn - được Tổng Y sĩ Hoa Kỳ chính thức tuyên bố là một dịch bệnh y tế công cộng trong năm nay - là lý do hàng đầu khiến nạn nhân rơi vào các vụ lừa đảo tình cảm.‏

‏Nhìn chung, người già dễ gặp phải tình trạng cô đơn nhất trong xã hội. Điều này giúp giải thích lí do phụ nữ trên 50 tuổi là những người dễ mất nhiều tiền nhất. Những phụ nữ này - hầu hết đã ly hôn hoặc góa bụa - tự đánh mất toàn bộ tiền tiết kiệm và tích lũy được qua hàng chục năm. Một số thậm chí đã bán cả nhà để đưa tiền cho kẻ lừa đảo. Một số phải quay trở lại làm việc để bù vào số tiền đã mất.‏

‏Đàn ông cũng là nạn nhân của lừa tình. Nhưng họ có nhiều khả năng tái hôn, kết hôn sau khi ly hôn hoặc góa bụa hơn phụ nữ, do đó ít phải chịu sự cô đơn hơn.‏

Bà cụ U70 gửi 80.000 USD cho chồng hờ chưa từng gặp mặt, để rồi vỡ lẽ: Tình giả, nhưng tiền mất là thật - Ảnh 4.

‏Trong xã hội hiện đại, một người phụ nữ có thể bị coi là không còn hấp dẫn sau tuổi 40, hoặc 50, trừ khi họ là người nổi tiếng hoặc đã phẫu thuật thẩm mĩ. Về cơ bản, phụ nữ dần mất đi giá trị của mình.‏

‏Sau khi nghiên cứu kĩ càng hồ sơ của nạn nhân trên mạng xã hội, những kẻ lừa đảo sẽ rút ra những gì họ thích, không thích, sở trường, sở đoản, mối quan tâm, v.v… Sau đó, chúng hô biến trở thành người đàn ông trong mơ của nạn nhân.‏

‏Những kẻ lừa tình có thể bắt chước các yếu tố trong tiểu thuyết tình yêu lãng mạn - trong đó tình cảm rất mãnh liệt, hồ hởi, đôi bên sớm thừa nhận tình yêu.‏

‏Điều này giống như một giấc mơ trở thành sự thật đối với các nạn nhân: Có một quân nhân kiểu "Hậu duệ mặt trời", hoặc một quý ông giàu có muốn ở bên bạn, và chỉ riêng bạn mà thôi. Nhưng những người này thường gặp những tai nạn bất ngờ, cần bạn gửi tiền trợ giúp. Chỉ khi đó anh ta mới có thể về với bạn.‏

‏Nỗi cô đơn, sự ảo tưởng và thứ tình yêu không bao giờ chạm tới - đó là công thức hoàn hảo cho một vụ lừa đảo tình cảm. ‏Ngày càng nhiều người có tuổi sống 1 mình. Khi tuổi đã cao, họ vào viện dưỡng lão hoặc ở nhà. Và những kẻ lừa đảo biết điều này. Chúng tấn công vào trái tim đang rỉ máu của những người cô đơn. ‏

‏Hiện nay, những kẻ lừa đảo còn tận dụng cả công nghệ AI, khiến việc phân biệt thật giả càng khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. ‏

‏Nhưng có một cách để bạn hoặc người thân tự bảo vệ mình.‏

‏Quy tắc số 1 là không bao giờ đưa tiền cho người mà bạn chưa từng gặp, ngay cả khi họ chứng minh rằng có thể trả lại tiền.‏

‏Cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo, chẳng hạn như họ nói yêu bạn chỉ vài tuần sau khi cả hai bắt đầu trò chuyện. Họ liên tục rót mật vào tai bạn, nhưng lại không thể gọi video. ‏

‏Đồng thời, hãy quan tâm nhiều hơn đến ông bà, bố mẹ của bạn. Nói với họ về nạn lừa đảo và luôn giúp đỡ, động viên, cảnh báo họ. ‏