Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm cùng kiến thức quản lý tài chính cá nhân, có một cô vợ đã liệt kê các khoản chi của gia đình trong 1 tháng. Đăng bài dưới hình thức ẩn danh, cô trải lòng như sau:
"Chào cả nhà, em là thành viên mới vào nhóm, thấy mọi người tiết kiệm giỏi mà ham quá ạ. Đây là chi tiêu của nhà em, cả nhà giúp em xem có vén khéo được khoản nào không? Chứ nhìn các chị vun vén giỏi mà nhà em tháng nào cũng âm, em cũng nản quá".
Các khoản chi trong 1 tháng do cô vợ này liệt kê
Hiện tại, bài đăng ẩn danh của cô vợ này đang thu hút sự quan tâm của cộng động mạng. Trong số hơn 2000 bình luận, phần lớn mọi người đều cho rằng việc chi tới 2 triệu làm tóc và 1 triệu mua mỹ phẩm - tổng là 3 triệu, là không hợp lý; nhất là khi lương của cô vợ này chỉ được 6,5 triệu đồng.
Không có để nhận ra ngân sách đầu tư cho ngoại hình của cô vợ này còn cao hơn cả tiền bỉm, sữa và tiền học của con.
Sau khi nhận được những lời góp ý - nhẹ nhàng có, gay gắt có, cô đã thêm 1 dòng giải thích vào bài đăng của mình: "Khoản làm tóc và gội đầu mỹ phẩm thì em không bỏ được vì em làm lễ tân cần chỉn chu hình ảnh ạ".
Vậy là cô nhất quyết trích tới gần 50% tiền lương hàng tháng để phục vụ... công việc. Tính ra, mức lương thực nhận của cô chỉ là 3,5 triệu đồng - Một con số quá khiêm tốn.
Gần như tất cả mọi người đều khuyên cô vợ này nên cắt giảm khoản tiền làm tóc và mua mỹ phẩm hàng tháng
Có người khuyên cô nên đổi việc đi cho rồi...
Xin lời khuyên nhưng khi được khuyên thì cô lại từ chối lắng nghe, tiếp thu. Đặc biệt là nhất quyết không cắt giảm tiền làm tóc, mua mỹ phẩm vì lý do đó là tính chất công việc
Lý do mà cô vợ đưa ra khiến nhiều người không khỏi bức xúc
Thấy được gì từ câu chuyện của cô vợ này?
Bỏ qua những tranh luận của cộng đồng mạng về chia sẻ của cô vợ này, nếu bản thân bạn cũng đang muốn cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm được nhiều hơn, đây là 2 điều bạn phải thực sự khắc vào tâm trí.
1 - Cái gì cũng muốn thì đừng mơ tiết kiệm thành công
Tiết kiệm không phải là chi tiêu tằn tiện đến mức ăn không dám ăn, mặc chẳng dám mặc. Đó là điều không nên vì sống cho hiện tại vẫn là điều quan trọng nhất. Nhưng vừa muốn tiết kiệm, vừa muốn sống sung sướng như bà hoàng, cũng lại là điều quá phi lý.
Tự gội đầu tại nhà? Không muốn.
Tự chăm sóc, dưỡng tóc? Không muốn.
Dùng mỹ phẩm tốt, hàng thật nhưng giá bình dân? Cũng không muốn.
Vậy mà đòi tiết kiệm, có khác nào hái sao trên trời?
Ảnh minh họa
Thế mới bảo cái gì cũng muốn thì đừng mơ tiết kiệm. Mong muốn tiết kiệm thì ai chẳng có, nhưng khác biệt giữa người tiết kiệm thành công với người tháng nào cũng nhẵn túi chính là biết giảm "những cái muốn" của mình lại.
2 - Mục đích tiết kiệm phải đủ lớn
Thử nghĩ thật kỹ xem mình đang muốn cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm vì điều gì? Nếu câu trả lời chỉ đơn giản là "để có dư chút tiền phòng thân", khả năng cao là chặng đường tới cái đích "tiết kiệm" vẫn còn xa xôi lắm. Vì mục tiêu của bạn quá chung chung, trì hoãn việc tiết kiệm thêm 1 vài tháng, có thể cuộc sống của bạn cũng chẳng bị ảnh hưởng gì nhiều.
Để "lý do không to hơn mục đích", tìm được động lực thôi thúc mình tiết kiệm là điều rất quan trọng. Việc này đương nhiên không ai có thể chỉ cho bạn, chỉ có tự mình suy nghĩ để tìm ra câu trả lời được thôi.
Gợi ý của chúng tôi chỉ gói gọn trong một câu: Nếu nghĩ về chính bản thân mình mà vẫn không có đủ động lực tiết kiệm, hãy thử nghĩ tới bố mẹ/con cái của mình xem. Họ không may bị ốm đau, gặp nạn mà mình không có tiền để lo cho họ, liệu mình có thấy ổn được hay không?