Dành nhiều thời gian để đọc
Hãy luyện tập thói quen đọc thường xuyên nhất có thể. Hơn nữa, hãy đọc nhiều loại sách ở nhiều thể loại và chủ đề khác nhau.
Đọc về các chủ đề bạn yêu thích và những chủ đề bạn chưa từng nghe đến. Đi sâu vào lịch sử, tiểu sử, phi hư cấu và thiên nhiên. Tìm hiểu về các nền văn hóa cổ đại và khoa học hiện đại, đồng thời làm quen với càng nhiều chủ đề khác nhau càng tốt.
Bạn có thể giữ lại một lượng thông tin đáng kinh ngạc từ mọi thứ bạn đọc và bạn không bao giờ biết khi nào một chút thông tin nhỏ nhất ấy có thể trở nên hữu dụng.
Rèn luyện thói quen đọc sách là điều cần thiết để mở mang trí tuệ (Ảnh: Pinterest)
Nghe nhiều hơn nói
Một người khôn ngoan (hoặc một người đang trên con đường trở nên khôn ngoan) hoàn toàn nhận thức được rằng họ vẫn còn nhiều điều phải học về hầu hết mọi thứ. Chính vì vậy thay vì nói, họ có xu hướng lắng nghe để tiếp thu thông tin nhiều hơn.
Kiến thức và sự thật luôn trong quá trình phát triển và mở rộng. Do đó, hãy cho phép bản thân không gian và thời gian để học hỏi và phát triển.
Tích lũy càng nhiều, kinh nghiệm sống càng tốt
Trí tuệ không phải là thứ có thể dạy được. Không giống như kiến thức có thể thu thập được thông qua nghiên cứu và quan sát, trí tuệ chỉ có thể được phát triển thông qua kinh nghiệm.
Kết quả là, một trong những cách tốt nhất để đạt được sự khôn ngoan là bước ra ngoài và trải nghiệm. Bạn sẽ thu được những kinh nghiệm giá trị, mở mang vốn sống bằng cách trực tiếp trải nghiệm các tình huống.
Cho phép bản thân phạm sai lầm
Cách duy nhất để học bất cứ điều gì là thông qua phép "thử và sai" (Ảnh: Pinterest)
Không ai trong chúng ta muốn phạm sai lầm, thất bại. Nhưng chính việc sợ làm sai này có thể kìm hãm mọi người khỏi nhiều trải nghiệm cuộc sống. Bạn có thể đọc bao nhiêu sách về một chủ đề tùy thích và xem hàng nghìn hướng dẫn trực tuyến, nhưng bạn sẽ chỉ có thể trau dồi kỹ năng của mình bằng cách thực hành. Điều đó sẽ bao gồm việc mắc rất nhiều sai lầm.
Chìa khóa ở đây là học hỏi từ những sai lầm. Nếu chúng ta không thừa nhận rằng mình đã làm sai, thì chúng ta không thể học được cách để làm sao cho đúng. Sai lầm là bản chất con người, và học hỏi từ những sai lầm một cách thể hiện sự khôn ngoan.
Phát triển kỹ năng tư duy phản biện
Luôn có nhiều khía cạnh trong một câu chuyện, tùy thuộc vào người kể. Bạn có thể nghe thấy một vài ý kiến khác nhau, thông tin trái ngược về cùng một tình huống hoặc sự kiện.
Đây là lý do tại sao việc phát triển các kỹ năng tư duy phản biện lại quan trọng đến vậy. Bạn có thể học cách phân biệt giữa lập luận hợp lý và ngụy biện logic hoặc giữa sự thật và phản ứng dựa trên cảm xúc. Theo thời gian, bạn sẽ phát triển nhận thức sâu sắc hơn về những thông tin mà mình được tiếp thu và có cách ứng xử phù hợp.
Cho phép bản thân thay đổi suy nghĩ
Cho dù thông qua học tập hay kinh nghiệm ở trường, những sở thích, ý tưởng và quan điểm của bạn bây giờ sẽ có thể khác so với khi bạn 7 tuổi (Ảnh: Pinterest)
Khi tìm hiểu về một vấn đề, bạn sẽ thu nạp vào rất nhiều kiến thức, từ đó cũng định hình những suy nghĩ, nhận thức của bản thân. Sau thời gian, bạn ngẫm nghĩ, tiếp nhận thêm nhiều thông tin hơn, có cơ hội so sánh và trải nghiệm, những quan điểm và suy nghĩ mới xuất hiện, lúc này, bạn cảm thấy những điều mới mẻ này quá khác biệt so với những thứ bạn luôn tin tưởng.
Đây chính là lúc bạn nên cân nhắc, so sánh và có thể sẽ phải điều chỉnh lại suy nghĩ của bản thân. Cuộc sống luôn thay đổi. Điều trước kia là đúng, có thể bây giờ sẽ không còn phù hợp. Và trở thành người khôn ngoan chính là người luôn nhận biết, thức thời, điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi của bản thân.
Nguồn: A Conscious Rethink