Bỏ công việc mức lương 1,7 tỷ đồng⁄năm để cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh ung thư, tôi nhận ra bài học đắt giá: Đối diện với tử thần cần nhiều dũng khí hơn sự sống còn

Trong 600 ngày cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, cô đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc. Cô nhận ra cuộc đời thật mong manh và đầy rẫy những bất trắc. Những thứ chúng ta cố gắng hết sức để bảo vệ nhưng chưa chắc đã nắm bắt được.

Trong 600 ngày cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, cô đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc. Cô nhận ra cuộc đời thật mong manh và đầy rẫy những bất trắc. Những thứ chúng ta cố gắng hết sức để bảo vệ nhưng chưa chắc đã nắm bắt được.

Căn bệnh ung thư bất ngờ gõ cửa

Trước màn hình máy tính phản chiếu một khuôn mặt mệt mỏi, Lương Hoa (33 tuổi, Trung Quốc) không nhớ nổi mình đã tăng ca liên tục bao nhiêu ngày. Trong đầu cô hiện tại chỉ có một suy nghĩ đã cố gắng hết sức nhưng làm sao có được kết quả vừa ý sếp.

Lúc này điện thoại của cô bất ngờ đổ chuông, ở đầu dây bên kia bố nói bệnh của mẹ lại tái phát. Một năm trước, mẹ tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Cô vẫn nhớ như in buổi tối hôm đó khi nhận được tin nhắn từ Wechat của mẹ. "Mẹ tôi gửi qua tin nhắn một danh sách xét nghiệm, trong đó ghi nghi ngờ ung thư phổi", cô nói.

Khi đó Lương Hoa đã lập tức gọi điện thoại lại cho mẹ. Ở đầu dây bên kia, mẹ cô vẫn giọng thoải mái "Sao con lại lo lắng thế? Chỉ là nghi ngờ thôi". Ở lần xét nghiệm thứ 2 ngay sau đó, mẹ của cô đã nhận kết quả chính xác mang trong mình căn bệnh ung thư.

Dẫu khi đã có kết quả chính thức, bà vẫn cười nói với 2 con gái của mình: "Các con đừng sợ! Mẹ sẽ dùng kinh nghiệm này để dạy cho các con một bài học đắt giá, dù gặp khó khăn gì cũng phải lạc quan lên".

Mỗi lần trải qua hoá trị, mẹ của Lương Hoa đều nói với con gái mình: "Đừng lo lắng, không sao đâu, mẹ cảm thấy tốt hơn nhiều so với lần trước!". Một số bác sĩ chữa trị cho bà cũng đều nói rằng mẹ cô là bệnh nhân mạnh mẽ và lạc quan nhất họ từng gặp.

Bỏ công việc mức lương 1,7 tỷ đồng/năm để cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh ung thư, tôi nhận ra bài học đắt giá: Đối diện với tử thần cần nhiều dũng khí hơn sự sống còn - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Ảnh hưởng từ sự tích cực của mẹ, cô càng tin rằng mẹ mình sẽ vượt qua căn bệnh ung thư này và lấy lại sức khoẻ như xưa. Để có tiền chữa trị cho mẹ, cô cố gắng chăm chỉ kiếm tiền. Trong nửa năm, cô đã được thăng chức từ trưởng nhóm kinh doanh lên giám đốc sản phẩm. Mức lương cũng tăng đáng kể.

Đây cũng là lúc quá trình hoá trị của mẹ được tuyên bố hoàn thành và các tế bào ung thư đã được kiểm soát. Mọi thứ dường như đang đi theo hướng tích cực.

Quyết định từ bỏ công việc lương cao để được sống gần mẹ

Tuy nhiên khi ở những ngày tươi sáng nhất, Lương Hoa đang tràn đầy hoài bão và dốc toàn lực để giải quyết các dự án trọng điểm của công ty thì cô lại nhận được tin buồn, căn bệnh của mẹ lại tái phát.

Nghe giọng nói bất lực của bố, tâm trạng của Lương Hoa lập tức trùng xuống. Kể từ khi mẹ mắc căn bệnh này cô đã tìm hiểu đủ loại kiến thức về y học. Cô biết rất rõ rằng một khi bệnh ung thư phổi tái phát, tương đương với việc kết án tử hình.

Bỏ công việc mức lương 1,7 tỷ đồng/năm để cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh ung thư, tôi nhận ra bài học đắt giá: Đối diện với tử thần cần nhiều dũng khí hơn sự sống còn - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Sau một lúc ngây người, Lương Hoa nhanh chóng quyết định: Buông bỏ công việc cho cô mức lương lên đến 500.000 NDT/năm (1,7 tỷ đồng) để về Vũ Hán lập nghiệp nhằm tiện cho việc chăm sóc mẹ. Đây cũng là khoảng thời gian hiếm hoi sau nhiều năm cô lại có nhiều thời gian hơn để được ăn bữa cơm cùng bố mẹ mỗi tối.

Ban ngày khi Lương Hoa đi làm mẹ cô sẽ ra ngoài ban công đan áo len. Bà rất kiên nhẫn, từng mũi một, không vội vã, giống như quyết tâm của bà đối với cuộc sống. Đúng vào Tết 2022, Lương Hoa nhận được điện thoại của bố: "Bà ấy uống thuốc rồi".

Như một tiếng sét đánh ngang tai, điện thoại của cô đã suýt rơi xuống đất. "May bố tôi đã phát hiện sớm, bệnh viện cấp cứu kịp thời nên mẹ tôi vẫn được cứu sống nhưng bệnh tình của bà ngày càng xấu đi", Lương Hoa kể.

Mẹ của cô bắt đầu có những cơn ho ra máu. Lương Hoa dần hiểu rằng sau mỗi lần hoá trị khi hỏi thăm thể trạng, bà đều giả vờ thoải mái. Những ngày tháng cuối đời bà yếu đến mức muốn đi mấy bước cũng phải huy động toàn thân mới có thể di chuyển được. Cô hiểu mẹ lựa chọn uống thuốc không chỉ là muốn người thân không phải lo lắng thêm gì nữa mà còn là bởi vì bà không thể chịu được cơn đau này nữa.

Hoá ra đối diện với những cơn đau trước lúc qua đời cần nhiều dũng khí hơn thế

Đối mặt với sự khích lệ của con gái hết lần này đến lần khác, mẹ cô đã phải thốt lên: "Con à, mẹ thực sự không còn sức lực, hãy để mẹ đi".

Bác sĩ cũng nói với Lương Hoa rằng việc mẹ cô tự uống thuốc để kết liễu cuộc đời mình sẽ không được bảo hiểm chi trả. Đối với một gia đình vốn không giàu có, điều này chắc chắn còn tồi tệ hơn.

Không còn cách nào khác Lương Hoa giấu mẹ và tìm đủ mọi cách để kiếm tiền. Cô bắt đầu làm đủ công việc cho dù đó là công việc trước đây cô không tự tin hay chẳng hứng thú. Miễn được trả mức lương hợp lý, cô sẵn sàng làm.

Dường như cô làm việc 24/24 giờ quên ăn, quên ngủ mà không cảm thấy mệt mỏi. Bởi động lực duy nhất để cô tiếp tục là tiếng ting ting từ tài khoản ngân hàng. Nhờ thế cô có thể tiếp tục kéo dài quá trình điều trị cho mẹ.

Tuy nhiên, các tế bào ung thư trên cơ thể mẹ cô đã bắt đầu lan rộng. Tình trạng bệnh của bà càng trở nên nghiêm trọng. Bà dần rơi vào trạng thái bất tỉnh và không thể nói được. Tuy nhiên những lúc tỉnh, mẹ cô như muốn cầu xin chồng và các con cho mình được ra đi.

Nhìn người mẹ tiều tụy nằm trên giường bệnh, lần đầu tiên Lương Hoa biết rằng: Hoá ra đôi khi, khuyến khích sự sống còn một cách mù quáng cũng là một loại áp lực, thậm chí là hành động tàn nhẫn.

Bỏ công việc mức lương 1,7 tỷ đồng/năm để cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh ung thư, tôi nhận ra bài học đắt giá: Đối diện với tử thần cần nhiều dũng khí hơn sự sống còn - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Có lẽ đối mặt với cái chết là cần nhiều dũng khí hơn sự sống còn. Cô nén nỗi đau trong lòng và bùi ngùi nói với mẹ: "Bác sĩ bảo mẹ cố gắng thêm 10 ngày nữa".

Nghe đến câu này, cô thấy mắt bà sáng lên: "Kể từ đó mẹ tôi đếm từng ngày để được giải thoát".

Nếu đã cố gắng bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc

Hôm đó là một ngày tuyết rơi dày, khi đang đi làm cô nhận được tin nhắn từ em gái: Mẹ ăn được một chút rồi. Trước đó, trong suốt gần 10 ngày, mẹ không ăn được bất kỳ thứ gì. Ngay sau khi rời chỗ làm, ngồi trên xe về nhà, em gái đã gửi tin nhắn mẹ đã đi rồi. Khi nhận được tin này, cô đã cố kìm nước mắt và thầm nói trong lòng: "Mẹ ơi, điều ước của mẹ đã thành hiện thực".

Từ khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi cho đến ngày ra đi, mẹ của Lương Hoa đã trải qua 600 ngày điều trị. 600 ngày này cũng là khoảng thời gian cô phải trải qua những biến đổi không ngờ tới trong sự nghiệp. Cô từ bỏ công việc văn phòng ở thành phố lớn với mức lương lên đến 500.000 NDT để chuyển hướng kinh doanh nhằm được ở gần mẹ.

Cô đi từ sợ hãi và bất lực đến lạc quan và mạnh mẽ như những gì mẹ cô đã làm. Lương Hoa đi từ động viên mẹ từng ngày một đến chấp nhận cái kết không thể tránh khỏi.

Bỏ công việc mức lương 1,7 tỷ đồng/năm để cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh ung thư, tôi nhận ra bài học đắt giá: Đối diện với tử thần cần nhiều dũng khí hơn sự sống còn - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Lương Hoa thường thở dài và nói rằng: Cuộc đời thật mong manh và đầy rẫy những bất trắc. Những thứ chúng ta cố gắng hết sức để bảo vệ và nắm bắt chưa chắc đã bảo vệ và nắm bắt được. Tuy nhiên, chỉ cần thực sự cố gắng, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nuối tiếc.

Lòng dũng cảm và sự cởi mở đối mặt với cuộc đời là bài học quan trọng nhất mà mẹ đã dạy Lương Hoa trong giai đoạn cuối đời.