Tiến sĩ Vasan nói: “Cơ thể có thể cung cấp cho bạn những manh mối về tình trạng mối quan hệ mà tâm trí của bạn chưa nhận ra. Điều này có thể là đau bụng mãn tính, đau đầu”. Bạn hãy tự hỏi bản thân liệu đối phương có đang mang lại niềm vui hay không.
Các cuộc tấn công cá nhân như xúc phạm nhân phẩm hoặc body shaming là những dấu hiệu nhận biết một mối quan hệ toxic. Do đó, hai bên có thể góp ý cho nhau để phát triển mối quan hệ. Nó sẽ tốt hơn nhiều so với việc công kích nhau, dẫn đến mối quan hệ dần bị cuốn vào nỗi ác mộng.
Việc liên lạc với nhau mỗi ngày là cách tích cực để hâm nóng tình cảm cho nhau. Nhưng bạn sẽ rất dễ vượt quá giới hạn, dẫn đến tình trạng kiểm soát chặt mọi hành động của đối phương. Chẳng hạn theo dõi vị trí, yêu cầu phải nhắn tin thường xuyên hoặc chụp ảnh để chứng minh bạn đang ở đâu.
Lắng nghe là một phần quan trọng của giao tiếp trong mối quan hệ lành mạnh. Vậy nên, sự lạnh nhạt và thờ ơ được xem như là những hành động thiếu tôn trọng, vô tâm. Dần dần, sự im lặng sẽ giết chết tình cảm của các bạn.
Mối quan hệ độc hại là khi đối phương thao túng tâm lý đối với bạn. Họ thường xuyên đổ lỗi, thậm chí là nói dối ngay cả về những điều nhỏ nhặt. Chúng khiến bạn bối rối và nghi ngờ chính bản thân mình.
Nếu đối phương lạm dụng chất kích thích nhưng lời khuyên của bạn trở nên thừa thãi trước sự vô tâm của họ. Khi đó, bạn hãy nhớ rằng bản thân không thể thay đổi đối phương nhưng bạn có thể thay đổi chính mình. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên rời đi.
Thật đáng lo ngại khi nửa kia không có bất kỳ người bạn nào từ nhỏ đến lớn. Đây là một trong những biểu hiện của “red flag” được các chuyên gia liệt kê. Tương tự với việc những người xung quanh không có cảm thiện với đối phương.
Nếu bạn không biết mình có đang trong một mối quan hệ độc hại hay không, thì bạn cần tìm sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy. Đối với trường hợp có, bản thân nên xem xét lại mối quan hệ và đưa ra quyết định cuối cùng.