Trong kho tàng câu đố Việt Nam, có nhiều kiểu đố thú vị như: Câu đố dân gian, câu đố chữ, câu đố kiến thức,… Trong đó, câu đố chữ được rất nhiều người yêu thích bởi chứa yếu tố bất ngờ, khó đoán. Từ những từ đồng âm khác nghĩa hay những từ gần âm, chúng ta có thể sáng tạo nên vô vàn câu đố lắt léo, thách thức người chơi.
Giả sử một câu đố chữ trong chương trình Nhanh như chớp từng khiến người chơi đứng hình. Câu đố có nội dung như sau:
"Áo gì dùng để ăn cơm?".
Nguồn: Nhanh như chớp.
Nghe xong câu hỏi, nhiều người giật mình thắc mắc: "Tại sao áo lại có thể dùng để ăn cơm?", "Áo có liên quan đến đồ ăn đâu nhỉ?". Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng đây là một câu đố chữ nên mọi trường hợp đều có thể xảy ra. Để trả lời được, bạn cần có vốn ngôn từ phong phú cùng khả năng liên tưởng nhanh nhạy.
Sau khi được gợi ý, người chơi đã nhanh chóng đưa ra câu trả lời: ÁO MĂNG TÔ. Đây là đáp án chính xác được chương trình công nhận.
Chữ "tô" trong "áo măng tô" còn được hiểu là một vật dụng nhà bếp dùng để đựng cơm, đựng canh. Câu đố này quả thật thú vị phải không nào?
Còn về áo măng tô thì đây là loại áo khoác được choàng ở bên ngoài. Từ "măng tô" bắt nguồn từ tiếng Pháp "manteau".
Ban đầu, áo măng tô chỉ được sử dụng làm đồng phục ở nơi làm việc chuyên nghiệp trong quân đội và được mặc bởi những người có tầng lớp trong xã hội. Trang phục này giúp họ bảo vệ cơ thể trước thời tiết khắc nghiệt. Áo măng tô thường được may từ vải dệt len chống thấm nước, được bôi sáp hoặc cao su lên bề mặt vải. Mãi cho tới thế kỷ 17, chúng mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho mọi tầng lớp.
Chiếc áo choàng dài này từng được dùng nhiều trong quân ngũ từ cuối thế kỷ 18. Áo măng tô tiếp tục được sử dụng như trang phục chiến đấu cho đến những năm 1940 – 1950, khi quân đội cảm thấy chúng không thực tế và phù hợp nữa. Tuy nhiên, những nước có thời tiết khắc như Nga vẫn tiếp tục sản xuất và sử dụng.
Ngày nay, áo măng tô được sản xuất phổ biến trên nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng được cải tiến, sáng tạo nhiều mẫu mã, kiểu dáng cùng chất liệu khác nhau.