Vấn đề tài chính trong hôn nhân nếu không rõ ràng, rành mạch và khéo léo rất dễ dẫn đến phát sinh mâu thuẫn. Câu chuyện của cô vợ giấu tên được đăng trên diễn đàn Vén Khéo khiến nhiều người suy ngẫm.
Bài đăng của cô vợ (Ảnh chụp màn hình)
Cô đưa ra câu hỏi: "Tài chính gia đình có nên công khai minh bạch không?". Cụ thể: "2 vợ chồng em thu nhập khoảng 55 triệu, chồng 35 triệu, em 20 triệu. Mỗi tháng chồng đưa em 25 triệu, giữ lại 10 triệu chi tiêu cá nhân và đầu tư riêng. Tháng này đầu tháng chồng đã bảo em là do công ty giảm lương nên anh đưa em 15 triệu, em cũng đồng ý vui vẻ vì thường lương chồng đưa em chỉ để gửi tiết kiệm, còn chi tiêu trong gia đình bằng lương của em.
Nhưng hôm nay đọc tin nhắn máy chồng em thì thấy là anh chuyển cho mẹ chồng 15 triệu để bà mua thuốc và chi tiêu (bà đau lưng cắt thuốc nam nên thuốc khá đắt). Em không phản đối vấn đề chồng gửi tiền biếu bà nhưng em nghĩ đã là vợ chồng thì nên chia sẻ thẳng thắn, chứ lắm lúc chồng em chi tiêu gì cũng cứ giấu giấu trong khi em khá thoải mái, em vẫn chủ động trích tiền biếu bà nội".
Trong đoạn chat, anh chồng có nói lý do và nhấn mạnh 2 lần: "Anh sợ em tiếc nên không nói".
Câu chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ, hôn nhân có nên rạch ròi tiền anh, tiền em?
Lấy lương của mình chi tiêu, lương chồng để tiết kiệm là khôn hay dại?
Nhiều người không đồng tình với cách chi tiêu của chị vợ trên (tiêu lương của mình, tiết kiệm lương chồng). Cụ thể là gia đình dành 20 triệu (lương vợ) để chi tiêu hàng tháng, còn 25 triệu (lương chồng) để tiết kiệm. Lý do là vì nếu chẳng may sau này có xảy ra chuyện gì, tiền vợ kiếm được đã tiêu hết, chỉ còn số tiết kiệm là tiền của chồng làm ra, người vợ sẽ mang tiếng không có đóng góp. Khoản chi ra không kiểm soát được hết nhưng khoản còn lại sẽ cụ thể và dễ nhớ hơn.
Nhưng nếu ngược lại, tiêu tiền lương của chồng và giữ lại tiền lương của vợ thì vấn đề có đổi chiều? Cùng là 2 cốc nước lọc, khi bạn đổ vào 1 bình nước thì bạn có còn phân biệt được đâu là cốc bên trái, đâu là cốc bên phải không?
Ảnh minh họa
Vấn đề nằm ở tư duy nhận thức và quan điểm chứ không phải chuyện rạch ròi loại tiền nọ tiền kia. Chồng giao tiền cho vợ có nghĩa vợ là người quản lý kinh tế. Thay vì phân biệt lương chồng lương vợ chúng ta hãy tính 1 con số chung và chia thành các quỹ nhỏ cho các nhu cầu: học hành của con cái, ăn uống, mua sắm, giải trí, tiết kiệm, đầu tư… Và nếu tính toán khéo léo thì rất có thể, số tiền bạn để ra còn được nhiều hơn khoản thu nhập của cụ thể 1 người.
Khi tiền quy về 1 mối, vợ là tay hòm chìa khóa thì người quản lý nên công khai minh bạch. Còn việc chồng muốn giữ lại 1 khoản để chi tiêu cho riêng mình nếu ngay từ đầu bạn đã đồng ý vì thấy nó hợp lý thì không nên can thiệp vào việc anh ấy chi vào cái gì, cho ai.
Mục đích sử dụng tiền và đưa ra lý do không trung thực cho khoản chi đó là 2 phạm trù khác nhau
Vấn đề lớn nhất trong tài chính hôn nhân không phải bạn đóng góp bao nhiêu, chi tiêu bao nhiêu mà là nói dối bạn đời. Ví dụ, chồng giữ lại 2 triệu bảo để ăn sáng nhưng lại mua máy chơi game, chồng bảo vợ chi tiền làm ăn nhưng lại chơi bời hoang phí. Hay như câu chuyện trên, chồng bảo công ty giảm lương nhưng lại biếu mẹ khám chữa bệnh. Dù mục đích của lời nói dối ấy là tốt hay xấu, khoản tiền ấy được tiêu hợp lý hay không thì đó vẫn là sự không trung thực.
Có thể, đàn ông suy nghĩ đơn giản, họ chỉ nói dối cho qua câu chuyện nhưng đối với vợ lại gây tổn thương rất lớn, đặc biệt là việc báo hiếu bố mẹ.
Để minh bạch tài chính trong hôn nhân, cả hai vợ chồng có thể thực hiện các bước sau:
Thảo luận và đặt ra các nguyên tắc chung: Cả hai nên ngồi lại và thảo luận xem từng người mong muốn điều gì và kỳ vọng như thế nào về việc quản lý tài chính trong gia đình.
Lập kế hoạch chi tiêu là việc rất cần thiết
Lập ngân sách: Cùng nhau lập kế hoạch ngân sách hàng tháng, bao gồm các khoản thu nhập, chi phí cố định, tiết kiệm và các khoản chi tiêu khác.
Mở tài khoản chung: Công việc này giúp cả hai có thể theo dõi dễ dàng các khoản thu chi và giao dịch chung của gia đình.
Bảo toàn tính riêng tư cá nhân: Mặc dù có tài khoản chung, nhưng mỗi người vẫn phải có tài khoản riêng để quản lý các tài khoản cá nhân mà không ảnh hưởng đến tài chính chung của gia đình.
Định kỳ kiểm soát tài chính chính: Đặt ra các cuộc họp định kỳ, có thể là hàng tháng hoặc hàng quý, để xem xét tình hình tài chính chính và điều chỉnh kế hoạch ngân sách nếu cần.
Xây dựng khẩn cấp: Tạo lập một tiền mặt dành cho các vấn đề cấp bách, giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
Đối thoại liên tục: Cuộc sống luôn thay đổi và tài chính cũng vậy, công việc duy trì giao tiếp đều giúp ích cho việc cập nhật thông tin và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Trong quá trình thực hiện, quan trọng nhất là sự tin tưởng lẫn nhau và sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ để cùng xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc cho gia đình.