Đi sớm về khuya, nhân viên 36 tuổi vẫn bị sa thải: Đừng lấy sự chăm chỉ để khiến sếp "cảm động", đây mới thực sự là thứ ông chủ cần

Chăm chỉ không phải lợi thế. Đó thực tế chỉ là quá trình để bạn nâng cao giá trị sử dụng của bản thân và gia tăng thêm lợi ích cho công ty.

Ở chốn công sở, một số nhân viên làm việc chăm chỉ mỗi ngày, thường xuyên làm thêm giờ. Họ hài lòng với lựa chọn như vậy. Thỉnh thoảng họ có thói quen đăng ảnh làm việc vào cuối tuần nhằm mục đích cho sếp biết mình chăm chỉ như thế nào. Từ đây họ mong muốn nhận được sự khen ngợi, thăng chức hay tăng lương. Thực tế sự nỗ lực có thực sự gây ấn tượng với sếp của bạn?

Siêng năng nhưng nửa năm sau vẫn bị sa thải

Là nhân viên marketing cho một cơ sở giáo dục đào tạo lớn, Xiaoxia (36 tuổi, Bắc Kinh, Trung Quốc) liên tục tăng ca. Không phải 8 tiếng, thời gian làm việc của cô lên đến 10 tiếng/ngày. Buổi sáng cô thường là người đầu tiên đến văn phòng. Lẽ ra tan làm lúc 6h tối nhưng để cạnh tranh với đồng nghiệp, cô phải đợi đến khi lãnh đạo ra về thì mới đứng lên. Thậm chí dù không còn nhiệm vụ gì cô vẫn ngồi tại chỗ "chờ được nghỉ làm". Trước khi ra về, cô không quên để lại lời nhắn vào nhóm làm việc để mọi người biết cô đã làm thêm giờ.

Với những gì thể hiện, mọi người đều đánh giá Xiaoxia là người chăm chỉ, siêng năng. Tuy nhiên không ngờ rằng nửa năm sau cô lại là người đầu tiên có tên trong danh sách sa thải của công ty.

Đi sớm về khuya, nhân viên 36 tuổi vẫn bị sa thải: Đừng lấy sự chăm chỉ để khiến sếp cảm động, đây mới thực sự là thứ ông chủ cần - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao làm việc chăm chỉ như vậy Xiaoxia vẫn bị sa thải? Giải thích cho vấn đề này sếp của cô nói rằng mặc dù Xiaoxia đã làm việc rất chăm chỉ nhưng thực tế cô không đem lại giá trị gì cho công ty. Phần lớn những bài PR cô viết đều đi chệch khỏi sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thậm chí ngay cả cấu trúc ngữ pháp trong bài cô cũng mắc.

Vào công ty đã nửa năm nhưng năng lực của cô chỉ bằng người mới vào. Lý do công ty giữ cô ấy lại thêm nửa năm nữa là để cho Xiaoxia có thêm thời gian để cải thiện bản thân. Tuy nhiên đáng tiếc cô chỉ chăm chỉ nhưng không cải thiện về trình độ.

Dù sao công ty là nơi kiếm tiền chứ không phải trường học để cho bạn có cơ hội được mắc sai và sửa lỗi. Họ có thể cho bạn cơ hội được sửa lỗi 1 lần nhưng chuyện đó sẽ không thể tiếp diễn mãi.

Giá trị của bạn mang lại cho công ty mới là thứ sếp cần

Khi đến một cửa hàng quần áo thời trang, thực tế bạn chỉ quan tâm đến quần áo trong cửa hàng đó đẹp hay không và bạn mặc đẹp không. Song bạn đâu có quan tâm đến việc may những bộ quần áo này khó đến mức nào. Bạn cũng chẳng quan tâm đến việc chủ cửa hàng khó khăn như thế nào để nhập được sản phẩm này.

Vì vậy trong mắt sếp không phải bạn chăm chỉ ra sao, điều quan trọng là giá trị của bạn mang lại cho công ty là bao nhiêu. Nếu giá trị đóng góp càng cao bạn càng khó có thể bị thay thế. Bởi vậy đừng cố gây ấn tượng với sếp bạn chăm chỉ như thế nào.

Chăm chỉ không phải lợi thế. Đó thực tế chỉ là quá trình để bạn nâng cao giá trị sử dụng của bản thân và gia tăng thêm lợi ích cho công ty.

Học cách suy nghĩ từ quan điểm của sếp

Nếu người lao động tự trả lương cho mình có thể bạn sẽ nhận được số tiền xứng đáng với công sức bỏ ra. Song thật đáng tiếc người trả lương lại là sếp của bạn.

Với tư cách là một nhân viên đã cống hiến nhiều năm cho công ty, chắc chắn bạn mong muốn nhận được một mức lương xứng đáng. Điều đó là dễ hiểu. Nhưng với tư cách là một ông chủ, họ có nhiều khó khăn riêng, những bài toán tài chính cần phải cân đối. Nên khi đưa ra những vấn đề liên quan đến lợi ích, họ sẽ phải cân nhắc rất nhiều.

Bởi mục tiêu của doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển với mức lợi nhuận cao nhất. Đặc biệt khi công ty sắp phá sản, sống sót là mục tiêu duy nhất. Nhu cầu muốn thăng chức và tăng lương của bạn phụ thuộc nhiều vào doanh thu của công ty. Mọi ông chủ đều mong thu được lợi nhuận cao nhất nhưng chi phí bỏ ra phải là thấp nhất. Nên nếu bạn chăm chỉ nhưng không đem lại cho công tư lợi ích gì thì bạn cũng sớm bị sa thải.

Tìm cách gia tăng giá trị của bản thân

Thực tế sếp chỉ đánh giá mỗi cá nhân dựa trên kết quả bạn đóng góp cho công ty nên chăm chỉ thôi là chưa đủ. Nếu giá trị bản thân và sự đóng góp của bạn cho công ty chưa cao, bạn cần biến nỗ lực của bản thân thành kết quả để cấp trên có thể nhìn nhận và công nhận thực lực của bạn.

Đối với sếp, họ chỉ ghi nhận công lao của bạn chứ không thực sự coi trọng sự chăm chỉ. Làm công việc giá trị thấp và lợi nhuận thấp, bạn sẽ thấy mình bận rộn. Song thực tế bạn chẳng ghi được điểm cộng với sếp. Chỉ khi bạn làm việc chăm chỉ để tạo ra những giá trị và lợi nhuận cao, ông chủ mới thực sự chú ý đến bạn.

Đi sớm về khuya, nhân viên 36 tuổi vẫn bị sa thải: Đừng lấy sự chăm chỉ để khiến sếp cảm động, đây mới thực sự là thứ ông chủ cần - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Vì vậy thay vì làm sếp cảm động vì sự chăm chỉ của bản thân. Bạn cần nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình. So với các phương pháp nâng cao giá trị bản thân, học tập là con đường nhanh nhất. Ngoài các công việc hàng ngày phải làm, bạn cần học hỏi hoặc chấp nhận thử thách mới. Phương pháp học của bạn càng đa dạng, tốc độ phát triển của bạn càng nhanh.

Nếu muốn tiếp tục thăng tiến trong công việc, bạn phải không ngừng tăng trưởng về trí tuệ. Chỉ có tăng trưởng giá trị đóng góp bạn mới củng cố được năng lực cạnh tranh của mình.

Thực tế nếu không dành thời gian để phát triển bản thân mỗi ngày, công việc hàng ngày của bạn là đang tiêu tốn hàng tồn kho. Giá trị cổ phiếu của bạn có hạn và khả năng tiêu thụ ngày càng ít đi.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi để bản thân có những đóng góp to lớn cho công ty mới thực sự là những giá trị khiến sếp bạn cảm động. Chỉ bằng cách này bạn sẽ không bao giờ trở thành mục tiêu sa thải của công ty.

Đi sớm về khuya, nhân viên 36 tuổi vẫn bị sa thải: Đừng lấy sự chăm chỉ để khiến sếp cảm động, đây mới thực sự là thứ ông chủ cần - Ảnh 3.