Sinh viên năm nhất và cú sốc đầu đời với việc quản lý chi tiêu
Học đại học là tự học, tự bản thân quản lý thời gian, chi tiêu... và vô số những điều mới mẻ khác so với thời học phổ thông.
Hồi còn học cấp 3, ai cũng muốn lên đại học vì nghĩ rằng nó đồng nghĩa với sự tự do, học hành nhẹ nhàng, phụ huynh không quản thúc và đặc biệt là được làm chủ chi tiêu, sống theo cách bản thân mình muốn. Chính vì vậy, không ít sinh viên vừa bước vào cánh cửa đại học đã nhận hết cú sốc này đến cú sốc khác.
Theo chia sẻ từ đa số sinh viên, trong 2 năm đầu đại học họ thường chi tiêu quá đà bởi không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, số khác lại đứng giữa 2 lựa chọn đó là vừa muốn trải nghiệm thanh xuân lại vừa sợ hoang phí.
"Mỗi tháng bố mẹ cho tôi 5 triệu vừa trả tiền nhà vừa ăn uống và các chi phí phát sinh. Tôi thuê nhà cùng bạn nên chi phí cũng không cao nhưng tháng nào cũng âm tiền bởi không biết cách quản lý tiền hợp lý", Hoàng Thu Trang, sinh viên năm 2 trường Đại học Thuỷ Lợi cho biết.
Cũng giống Thu Trang, Đoàn Quốc Trường, sinh viên năm 2 trường Đại học Thăng Long nhớ lại, thời gian đầu khi mới bước chân vào môi trường đại học, bố mẹ Trường cho 8 triệu mỗi tháng vừa chi tiêu cá nhân vừa thuê nhà, nhưng với tâm lý lần đầu được cầm số tiền lớn trong tay và được tự do về thời gian nên Trường đã dùng hết tiền để đi ăn uống, cà phê và mua khá nhiều giày bởi Trường là tín đồ của giày thể thao.
"Lúc đó tôi nghĩ việc được tự do mua sắm những gì mình muốn mới là cuộc sống của tân sinh viên, hơn thế nữa là thoả mãn được đam mê. Nhưng không may có lần bị đau ruột thừa phải vào bệnh viện mà trong ví không dư tiền để trả viện phí gấp. Từ đó tôi đã bắt đầu nghĩ tới việc phải chi tiêu sao cho vừa hợp lý nhưng vẫn thỏa đam mê với giày thể thao của mình", Quốc Trường nói.
Ngoài ra, còn có nhiều người không nhận thấy được rằng, nhiều khoản chi nhỏ lẻ lâu dần tích tụ lại cũng sẽ thành khoản tiền lớn. Có thể các bạn đã vô tình "ném tiền qua cửa sổ" mà không hề hay biết.
Bí kíp chi tiêu hợp lý dành cho Gen Z
Việc cân đối được việc mua những món đồ theo sở thích cá nhân và làm thế nào để chi tiêu hợp lý là điều không hề dễ. Không chỉ có sinh viên mà ngay cả những người đi làm lâu năm cũng bị rối như tơ vò và rơi vào thế bí khi được hỏi về bí kíp chi tiêu.
Theo đó, nhiều người đã chỉ ra rằng đầu tiên, bạn cần biết rõ tổng nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân trước khi đưa ra quyết định về các khoản tiêu, nhằm tránh rơi vào tình trạng "viêm màng túi" mỗi cuối tháng.
Đối với các bạn sinh viên, nguồn thu nhập có thể đến từ nhiều phía như hỗ trợ từ gia đình hay các công việc bán thời gian, khi đó việc ghi chép cẩn thận càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, cần biết kiểm soát các khoản chi tiêu bằng cách ghi chép lại những khoản chi tiêu của mình. Hãy lưu chúng lại và phân theo từng hạng mục nhằm thuận lợi hơn trong việc theo dõi và điều chỉnh. Bắt đầu từ một bảng danh sách nhỏ với những chi phí cố định hàng tháng, ví dụ như tiền học, tiền thuê nhà hay phương tiện đi lại.
Đây sẽ là những khoản bắt buộc và gần như không thể thay đổi, tuy nhiên việc hiểu rõ phần trăm chi phí cố định chiếm trong thu nhập sẽ giúp bạn dễ dàng hoạch định các khoản tiêu tiếp theo.
Bảng thứ hai sẽ là những chi phí biến đổi, bao gồm vui chơi giải trí, mua sắm hay du lịch. Đây chính là lúc bạn có thể xem xét kỹ lưỡng những khoản tiêu của mình và điều chỉnh hoặc cắt giảm tùy theo nhu cầu của mỗi người.
Bằng cách liệt kê tất cả những chi tiêu hàng tháng, ta có thể nhận ra những khoản không cần thiết, và từ đó thay đổi được thói quen tiêu dùng hiệu quả hơn. Biết tối ưu hóa các khoản chi tiêu bằng cách sử dụng những dịch vụ tiện ích.
TNEX - "Trạm Thanh Xuân 0 Phí"
Nhằm đồng hành cùng sinh viên, đặc biệt là các bạn năm nhất trong vấn đề quản lý chi tiêu sao cho hợp lý, TNEX không chỉ mang lại giải pháp tài chính toàn diện, trải nghiệm ngân hàng miễn phí thực chất cho người Việt trên nền tảng công nghệ số, mà còn định hướng phong cách sống hiện đại, mới mẻ giúp bạn tận hưởng thanh xuân 0 lãng phí.
Đặc biệt, mùa "Back to School" này, TNEX khởi động chương trình "Trạm Thanh Xuân 0 Phí". Các bạn sinh viên khi "lên trạm" không chỉ được tìm hiểu cách quản lý chi tiêu, quản lý sức khoẻ mà còn được trải nghiệm dịch vụ hoàn toàn 0 Phí.
Theo đó, lựa chọn TNEX làm bạn đồng hành, người dùng được hưởng 5 đặc quyền chưa từng có như 0 phí chuyển tiền, 0 phí rút tiền, 0 phí thường niên, 0 phí quản lý tài khoản, không lén thu các loại phí "ẩn" và các phí khác.
Góp phần vào một "Thanh xuân 0 Phí", TNEX giúp người dùng 0 Phí tiền với tính năng quản lý chi tiêu, đặt kế hoạch theo tháng, emoji nhắc nhở khi tiêu vượt hạn mức; 0 phí sức khỏe với Nhật ký cảm xúc, Theo dõi bước chân, Trò chuyện với bạn bè và Mua sắm thông minh.
Bên cạnh đó, hiểu được nhu cầu mua sắm, chi tiêu chung của nhiều sinh viên, mới đây, TNEX đã ra mắt Quỹ đa năng. Với tính năng này, các bạn vừa có thể dùng để tiết kiệm, phân bổ chi tiêu cá nhân, vừa hợp lý cho nhóm bạn lập quỹ chung, quỹ lớp, khỏi lo đau đầu tính toán chia tiền mỗi lần đi ăn, đi chơi nữa.
Không chỉ 0 Phí, TNEX còn có ưu đãi đặc biệt nhân dịp quay trở lại trường. Cụ thể, từ ngày 1/10 - 31/10/2022, khách hàng mới đăng ký tài khoản TNEX khi nhập mã BACK2SCHOOL sẽ nhận thưởng lên tới 150.000đ. Xem thêm thông tin về chương trình khuyến mãi tại đây.
Trong khuôn khổ chương trình Trạm Thanh Xuân 0 Phí, TNEX mang đến những phần quà giá trị cùng các hoạt động hấp dẫn. Nổi bật như Cuộc thi online từ 08/10 - 15/11/2022 với tổng giải thưởng lên tới hơn 200 triệu đồng; hay Chuỗi sự kiện đặc biệt tới các trường Đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự xuất hiện của nhiều ca sĩ, rapper cực hot bắt đầu từ ngày 13/10/2022.
Hãy cùng tận hưởng Trạm Thanh xuân 0 phí bởi đã có TNEX cạnh bên bạn nhé!
TNEX là ngân hàng số tốt nhất Việt Nam (được công nhận bởi The Asian Banker Vietnam Awards 2022) cung cấp dịch vụ tài chính hiện đại, tính năng thiết thực với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Để chào mừng các tân sinh viên, TNEX thực hiện chiến dịch "Trạm thanh xuân 0 Phí" với nhiều hoạt động và ưu đãi hấp dẫn. Đăng ký và trải nghiệm ngay dịch vụ TNEX tại đây.