Loạt sự thật không thể chối cãi khi làm nhà: Mọi thứ hoàn hảo nhưng phải chuyển đi vì hàng xóm

Màn cải tạo căn nhà 58m2 của anh Đình Lê và chị Hà Phương ở tập 1 Là Nhà đã đặt ra nhiều vấn đề mà nhiều gia đình đang phải đối diện.

Trong cuộc đời mỗi người, quyết định mua - sửa - chuyển nhà đều là những vấn đề lớn. Bởi lẽ luôn có rất nhiều vấn đề cần phải cân nhắc và xử lý trong những quá trình này. Từ hàng xóm, chi phí, con cái,... đều có thể ảnh hưởng đến chuyện nhà cửa. Đây cũng là tất cả các vấn đề mà gia đình anh Đình Lê và chị Hà Phương cùng 2 con, nhân vật chính trong tập 1 Là Nhà phải đối mặt.

Xem tập 1 chương trình Là Nhà "CON 'LỚN' - NHÀ 'LỚN' CÙNG CON" tại đây.

Hàng xóm - nhân tố ảnh hưởng lớn trong chuyện đi hay ở

Khoảng 10 năm trước, anh Lê và chị Phương mua được căn hộ có diện tích 58m2 thuộc một KĐT tại Hà Nội. Khi số thành viên trong gia đình và nhu cầu sử dụng tăng lên, 2 vợ chồng đã có ý định chuyển đi, đến một một căn hộ mới lớn hơn. Thậm chí, anh Lê còn rao bán nhà, cho khách đến xem đồng thời đặt cọc tiền để mua nhà mới nhưng sau đó lại chấp nhận mất cọc và ở nhà cũ.

Nguyên nhân cho quyết định của anh Lê khá dễ hiểu. Cả 3 bố con chưa sẵn sàng chuyển đi, vẫn muốn sống ở khu nhà cũ với không gian quen thuộc, với những người hàng xóm nhiều năm quen biết.

Loạt sự thật không thể chối cãi khi làm nhà: Mọi thứ hoàn hảo nhưng phải chuyển đi vì hàng xóm - Ảnh 2.

Gia đình anh Lê chị Phương và 2 con

Đồng cảm với chia sẻ này, chị Hà Đỗ - Giám đốc sáng tạo Tạp chí Đẹp tiết lộ vấn đề của mình với hàng xóm: "Thực ra hàng xóm rất quan trọng. Mình từng có một căn nhà mọi thứ rất hoàn hảo rồi nhưng vì hàng xóm mà phải chuyển đi".

Tiếp lời về quan điểm này, anh Hoàng Minh - Chuyên gia Văn Phú Invest: "Ở làm sao cho nó ra ở, ở làm sao cho nó ra nhà, ông bà ta cũng nói 'bán anh em xa mua láng giềng gần'. Một trong các mục tiêu của nhiều nhà đầu tư và đơn vị thiết kế chú trọng đến tính cộng đồng, tính dân cư. Vì con người sống là sống với nhau".

Đừng động vào căn bếp của phụ nữ

Đến với Là Nhà, chị Phương chỉ định sửa riêng khu vực cho 2 con, để các con có không gian riêng biệt và thoải mái hơn. Tuy nhiên anh Lê đã giấu vợ, chia sẻ kế hoạch sửa lại toàn bộ căn nhà với kiến trúc sư (viết tắt là KTS). Người chồng muốn đem lại bất ngờ và bù đắp cho sự thất vọng mà mình từng gây ra cho vợ trước đây.

Vì sự thay đổi này không hề nhỏ, lệch hướng hoàn toàn so với người vợ nên người đồng hành Dino Vũ đã bày tỏ sự quan ngại. Anh lo lắng rằng chị Phương có thể không ưng ý điều gì đó.

Chị Hà Đỗ rất hiểu nỗi lòng này của Dino Vũ nên nửa đùa nửa thật: "Phụ nữ người ta rất quan trọng ở khu bếp, không ai được đụng vào hoặc phải hỏi ý kiến trước. Khi động thổ hay đùng một cái vào mà sửa rồi không đúng ý là thôi, xách vali ra khỏi nhà luôn đi".

Căn bếp trước và sau khi được cải tạo

Thực tế, điều này hoàn toàn đúng với nhiều chị em, đặc biệt là những người thuộc nhóm yêu bếp nghiện nhà. Ở vị trí là chủ căn bếp, họ thường muốn mọi chuyện xảy ra trong bếp đều phải dưới sự kiểm soát của mình. Từ bát đĩa để ở đâu, dao kéo đặt chỗ nào... các chị vợ đều có nguyên tắc riêng.

Vấn đề của con cái khi phải ở chung phòng

Khi mới mua, căn nhà 58m2 của anh Lê chị Phương hoàn toàn thoải mái vì chỉ có 2 vợ chồng. Thế nhưng theo thời gian, "dân số" gia đình tăng lên, các con cũng lớn. Lúc này diện tích nhà không còn phù hợp nữa, khiến không gian trở nên chật chội, con cái phải ở chung một phòng.

Dù cùng hay khác giới tính thì việc ở chung phòng với anh chị em cũng không được nhiều bạn nhỏ ưa thích. Thậm chí các con còn thường xuyên chành choẹ hay có những vấn đề không đáng có. Hiểu rõ vấn đề này nhưng diện tích nhà không cho phép nên đây cũng là trăn trở của anh Lê chị Phương.

Loạt sự thật không thể chối cãi khi làm nhà: Mọi thứ hoàn hảo nhưng phải chuyển đi vì hàng xóm - Ảnh 4.
Loạt sự thật không thể chối cãi khi làm nhà: Mọi thứ hoàn hảo nhưng phải chuyển đi vì hàng xóm - Ảnh 5.

Không gian học tập và ngủ trước đây của các con anh Lê chị Phương

Loạt sự thật không thể chối cãi khi làm nhà: Mọi thứ hoàn hảo nhưng phải chuyển đi vì hàng xóm - Ảnh 6.

Sau khi cải tạo, các con anh Lê có chỗ học chung và chỗ ngủ riêng

"Cách đây khá lâu, các con không có nhu cầu nhiều, mình thấy chấp nhận được. Nhưng con lớn, mình thấy có sự bức bí. Bạn lớn đang tuổi dậy thì, bạn bé cũng đã lớp 3 rồi. Hai bạn là hai giới tính khác nhau nên cũng có nhu cầu có không gian riêng. Đặc biệt là bạn lớn, bạn đã khác nhiều rồi, cũng tỏ ra bức bối khi em trai bừa chỗ này, chỗ kia", chị Hà Phương tâm sự.

Mâu thuẫn giữa thẩm mỹ và công năng: Một bên vẽ - một bên ở, làm sao cho cân bằng?

Là Nhà, KTS không đưa ra bản vẽ một cách máy móc mà lắng nghe tâm tư, chia sẻ của chủ nhà để có thiết kế hợp tình hợp lý nhất. Dẫu vậy các KTS vẫn phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa thẩm mỹ và công năng của căn nhà. Đây chính là tranh cãi của KTS Quang Minh và KTS Trịnh Hiếu đến từ Leaf Atelier.

Cụ thể, KTS Quang Minh chọn một bản thiết kế đẹp rồi mới co kéo chi phí sau. Tuy nhiên KTS Trịnh Hiếu lại cho rằng đây là bản vẽ quá thiên về thẩm mỹ, trong khi chủ nhà cần tính thực tế nhiều hơn. Vì vậy Trịnh Hiếu nhấn mạnh một nguyên tắc của KTS: "Nghệ thì nghệ nhưng phải hiệu quả. Làm thế thì chỉ sướng mình thôi chứ mình có ở đâu. Mình không ở nhưng cứ vẽ ra bắt người ta ở theo ý mình".

Loạt sự thật không thể chối cãi khi làm nhà: Mọi thứ hoàn hảo nhưng phải chuyển đi vì hàng xóm - Ảnh 7.

KTS Trịnh Hiếu (trái) và KTS Quang Minh (phải)

Trước sự mâu thuẫn này, chị Hà Đỗ biết đây không phải vấn đề của riêng ai mà nhiều KTS như vậy. "Chẳng hạn làm 1 cái bếp rất đẹp, nhưng chủ nhà chỉ muốn dùng 1 cái rổ, 1 bình nước xanh lè, 1 quạt xấu,.. thì ai cấm được đâu. Giáo dục lại cách sống của họ rất mất thời gian". Bản thân nữ Giám đốc cũng từng gặp trường hợp tương tự, cô thích một chiếc giường nhưng KTS lại nói không thích nằm giường đó dù người nằm không phải KTS.

Người đồng hành Dino Vũ cũng cho rằng khi làm việc với KTS thì cần phải cân đối giữa cái tôi, bay bổng của KTS và thực tế nhà sử dụng.

Bài toán chi phí

Cuối cùng là chi phí - vấn đề quan trọng hàng đầu. Ai cũng muốn được ở trong một căn nhà đẹp đẽ, rộng rãi và đầy đủ tiện nghi nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để làm được điều này. Gia đình anh Lê cũng không ngoại lệ. Hơn nữa vì giấu vợ cải tạo toàn bộ nhà nên anh Lê tự lo liệu chi phí, không để vợ biết.

Loạt sự thật không thể chối cãi khi làm nhà: Mọi thứ hoàn hảo nhưng phải chuyển đi vì hàng xóm - Ảnh 8.

Vì giấu vợ cải tạo toàn bộ nên anh Lê tự lo liệu ngân sách

Vì vậy cải tạo toàn bộ chung cư 58m2 trong ngân sách 400 triệu đồng được xem là một thử thách khó nhằn cho các KTS của Là Nhà. Ở phần trình bày bản vẽ, chỉ có 1 trong 2 bên đáp ứng được con số này là KTS Cao Minh Tuấn đến từ KOOPERCHITECT còn KTS Trịnh Hiếu từ Leaf Atelier dự tính con số lên đến hơn 500 triệu đồng.

Ban đầu anh Lê chọn phương án của KTS Cao Minh Tuấn vì phù hợp ngân sách, tối ưu chi phí. Tuy nhiên phía KTS Trịnh Hiếu quyết định đưa ra một số hỗ trợ cho anh Lê để đảm bảo ngân sách nên người chồng đã thay đổi, chọn thực hiện theo thiết kế của phía KTS này.

Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

Là Nhà sẽ phát vào 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3 và 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp.

Chương trình được sản xuất bởi WOWMedia cùng Nhà phát triển BĐS Văn Phú - Invest (VPI); Nhà tài trợ Kim Cương Panasonic; đơn vị truyền thông và phát hành VCCorp - Admicro và VTV; đơn vị hợp tác thương mại VCCorp - Adsponsor; đồng thời đưa tin trên ELLE Decoration, Group Nghiện NhàHappynest.

Loạt sự thật không thể chối cãi khi làm nhà: Mọi thứ hoàn hảo nhưng phải chuyển đi vì hàng xóm - Ảnh 10.