1. Dù cám dỗ lớn đến đâu cũng không thể đánh mất lương tâm
Trong cuộc sống, cám dỗ ở khắp mọi nơi. Tham vọng đẩy con người tiến lên, đồng thời cũng có thể khiến con người rơi xuống vực thẳm.
Trước lợi ích, con người cần giữ vững lý trí, dù bị cám dỗ đến đâu cũng không được đánh mất lương tâm, làm những việc vi phạm nhân, nghĩa, đạo đức. Người sống tốt bụng, lương thiện sẽ luôn được đền đáp xứng đáng còn người hành động xấu xa sẽ gánh chịu hậu quả.
Có một câu chuyện thế này: Triệu Thăng và Triệu Tam hẹn nhau đi thuyền đến vùng khác để kinh doanh, nhưng trước khi trời sáng, Triệu Tam đã đến trước nên anh ta lên thuyền đợi. Người lái đò rất tham tiền, thấy anh ta ngủ say nên lấy hết đồ đạc trên người, chèo thuyền đến chỗ vắng người dìm chết Triệu Tam, rồi lại chèo thuyền trở về chỗ cũ như thể không có chuyện gì xảy ra.
Trời đã rạng sáng, Triệu Thăng đã đến nơi mà không thấy Triệu Tam đâu, bèn sai người chèo thuyền đến nhà Triệu Tam để hỏi. Sau nhiều ngày, vợ của Triệu Tam và Triệu Thăng tìm kiếm nhiều ngày nhưng không thấy ai nên đã báo cảnh sát. Sau khi điều tra đã phát hiện ra tội ác của người chèo thuyền. Người chèo thuyền không còn cách nào khác là phải nhận tội.
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát, kẻ mưu cầu phú quý, vì lòng tham mà hành động gian ác cuối cùng sẽ gặp quả báo. Sống trên đời, trước những ham muốn và cám dỗ, chỉ những ai thỏa mãn được nhu cầu của mình bằng năng lực thực sự mới có thể vượt lên và tiến xa hơn.
Ảnh minh họa.
2. Dù khó khăn đến đâu cũng không quên ơn nghĩa
Như câu nói: “Tiền không phải là tất cả, nhưng không thể sống mà không có tiền”. Trong cuộc sống, hầu hết mọi người đều theo câu nói này và rất coi trọng đồng tiền.
Người thật sự giàu có, giỏi giang, họ sẽ làm giàu một cách đàng hoàng. Ngược lại, một số người khác lại cho rằng quá trình kiếm tiền không quan trọng mà quan trọng là kết quả, vì vậy họ sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu của mình. Họ rất muốn "làm giàu chỉ sau một đêm" và xem thường những người chăm chỉ và thực tế.
Không những thế, họ luôn dùng chiêu bài “hữu nghị” để vay tiền của người khác để đầu tư rầm rộ. Bất kể thành công hay thất bại, một khi tiền đã ở trong tay họ, cùng với cái gọi là tình bạn đều vô ích.
Một người như vậy thường không muốn trả nợ, vô ơn và đã đánh mất lương tâm từ lâu. Họ không tính đến việc những người cho họ vay tiền là những người bạn thật sự quan tâm đến họ.
Để có được lòng tin của một người, thường phải mất một thời gian dài để duy trì nó một cách chân thành, nhưng chỉ cần một khoảnh khắc để phá hủy nó.
Trong cuộc sống, sẽ có lúc không như ý và sống sao phải đạo, có nợ phải trả, nhận ân huệ phải đền đáp, chính là chừa lối thoát cho chính mình.
Ảnh minh họa.
3. Tuyệt đối không mưu mô, vì lợi ích của bản thân mà động đến lợi ích của người khác
Đời người ngắn ngủi, có người giữa đau khổ có trái tim nhân hậu, có người lại chọn cách sống quỷ quyệt, xảo quyệt để được lợi cho mình.
Lý Lâm Phủ, tể tướng thời Đường Huyền Tông, là một người nham hiểm và xảo quyệt. Đối mặt với những người mà hoàng đế xem trọng, ông ta sẽ tâng bốc, xu nịnh. Đối với những người tài có khả năng thay thế vị trí của ông ta, Lý Lâm Phủ thường tìm cách hãm hại họ. Một ngày nọ, hoàng đế đột nhiên hỏi Lý Lâm Phủ, Nghiêm Đình Chi là một người có tài, hiện ông ấy đang ở đâu?
Nghe những gì hoàng đế nói, Lý Lâm Phủ sợ Nghiêm Đình Chi sẽ được sử dụng lại để thay thế mình, vì vậy anh ta nói với em trai của Nghiêm Đình Chi: "Hoàng thượng rất coi trọng ca ca ngươi, ngươi làm sao không để cho ca ca ngươi viết thư nói bệnh nặng xin trở về kinh chữa trị, như vậy mới có thể trở về được hoàng thượng trọng dụng”.
Sau khi nhận được thư của người em, Nghiêm Đình Chi viết một tờ biểu tấu xin hoàng thượng cho về kinh chữa bệnh. Lý Lâm Phủ thấy Nghiêm Đình Chi trúng kế, mang tờ biểu dâng lên Hoàng thượng, nói: "Thật đáng tiếc, Nghiêm Đình Chi giờ tuổi cao sức yếu, lại đang bị bệnh, nên giao cho chức quan nhàn để còn chữa bệnh".
Hoàng thượng tin đó là sự thật nên đã giao cho Nghiêm Đình Chi một công việc nhàn rỗi và đến Lạc Dương để hồi phục sức khỏe.
Lý Lâm Phủ là tể tướng tại nhiệm lâu nhất dưới thời Đường Huyền Tông, nhưng với dã tâm thâm độc, ông ta đã gây ra hỗn loạn trong triều đình. Người đang làm, trời đang nhìn, Lý Lâm Phủ sau đó chết bệnh, nhà cửa bị lục soát, con cháu cũng bị đày ải.
Ảnh minh họa.
Làm người, điều tối kỵ nhất chính là dùng đủ mọi cách để đạt được lợi ích cho bản thân bằng cách làm hại đến người khác, rồi cuối cùng bạn sẽ phải trả giá cho sự ích kỷ. Làm người là phải có lòng trắc ẩn. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, chúng ta không được vì đạt được hạnh phúc của mình mà khiến người khác đau khổ. Làm người thì phải có nguyên tắc, không được đánh mất lợi ích của mình nhưng cũng không được động đến lợi ích của người khác.
Một người khi đánh mất đi chỉ một trong ba nguyên tắc mấu chốt trên, cuộc sống của họ sẽ dần trở nên vô nghĩa. Con người sống trên đời, nhân cách tốt chính là lá bài giúp chúng ta chiến thắng, có một cuộc đời thành công.
Theo: Aboluowang