Tại sao người xuất sắc ngày càng ít bạn bè?

Trong cuộc sống này, không ít người khi cảm thấy thua kém trong lòng sẽ sinh ra ghen tị, càng nhìn người khác lại càng chán ghét.

Hoa Trấn có một nhóm bạn rất thân, họ có nhiều sở thích chung, thường xuyên gặp mặt và tâm sự với nhau về mọi thứ. Nửa năm trước, Hoa Trấn được sắp xếp tham gia các hoạt động đào tạo và công tác ở nước ngoài. Cô rất vui mừng vì nếu thể hiện tốt thì sẽ được thăng chức và tăng lương.

Để tập trung cao độ cho công việc, Hoa Trấn đã từ chối tất cả các cuộc tụ tập và cuối cùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, Hoa Trấn được thăng chức và tăng lương đúng như mong muốn. Khi gặp lại những người bạn tốt, cô cảm thấy mối quan hệ giữa họ đã không còn thân thuộc như trước, ngay cả tâm lý của chính cô cũng thay đổi.

Khi bạn bè đang nói về một người nổi tiếng nào đó, Hoa Trấn cảm thấy khá nhàm chán, theo cô, đọc nhiều sách sẽ thực tế hơn. Khi bạn bè than thở răng thỏi son này hơi đắt, Hoa Trấn đã mua ngay cho người bạn mà không nói lời nào. Tưởng rằng cô bạn sẽ vô cùng cảm khích, nào ngờ bạn của Trấn Hoa lại không vui và trả lại thỏi son cho cô ngay sau đó và cho rằng thà xài son rẻ tiền còn hơn nhận lòng tốt của Hoa Trấn.

Sau sự việc này, mối quan hệ giữa nhóm bạn bắt đầu trở nên xa cách, một vài người bạn cố ý hoặc vô tình không gọi cô đến các buổi tụ tập. Điều khiến Hoa Trần băn khoăn là khi cô đạt được thành công, chẳng phải cô nên được bạn thân chúc phúc và ủng hộ sao? Vậy mà thực tế thì ngược lại.

Trong cuốn "Về sự ghen tị" của triết gia nổi tiếng Bacon có câu: "Khi một người thấy bản thân thiếu một đức tính nào đó, anh ta sẽ coi thường đức tính ấy của người khác để đạt được sự cân bằng giữa hai bên". Chẳng trách khi bạn càng xuất sắc thì người khác càng ghét bạn, hóa ra tất cả đều do tâm lý mà ra.

Dưới đây là 3 yếu tố ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận về bạn.

1. Không muốn “đóng vai phụ”

Trong mối quan hệ giữa các cá nhân, bất kể là thân thiết hay xã giao, sẽ luôn có một “cuộc thi ngầm” trong lòng mỗi người. Rõ ràng là họ ngang hàng với nhau, nhưng trong thâm tâm mỗi bên đều suy nghĩ mình có thể hơn đối phương. Khi bạn trở thành người nổi bật nhất trong đám đông, mọi sự tập trung đều đổ dồn vào bạn, bạn sẽ tự nhiên có cảm giác ưu việt. Ngược lại, nếu người khác giỏi hơn, bạn rất dễ bị che lấp và lu mờ.

Tại sao người xuất sắc ngày càng ít bạn bè? - Ảnh 1.

Trong lòng đại đa số mọi người đều không muốn ở gần người ưu tú, bởi vì một khi xuất hiện cùng nhau, họ sẽ trở nên quá mức mờ nhạt, bị hạ xuống “vai phụ” trong các buổi tụ tập. Trong cuộc sống này, không ít người khi cảm thấy thua kém trong lòng cũng sẽ sinh ra ghen tị, càng nhìn người khác lại càng chán ghét.

2. “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”

Không cùng chí hướng, tam quan, trình độ thì rất khó cùng nhau đàm đạo, đi chung một con đường được. Khi bạn càng ngày càng giỏi mà tốc độ tiến bộ của người xung quanh không thể đuổi kịp bạn, họ sẽ có tâm lý phản kháng, ghen tị từ đó xúi giục và nói xấu bạn.

Có câu “đạo bất đồng bất tương vi mưu” (người không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau bàn bạc làm ăn), khi tư duy và tầm nhìn của bạn vượt trội hơn hẳn những người xung quanh, thứ bạn nhận được đôi khi không phải là sự tôn sùng và ngưỡng mộ, mà là ghen tị và vu khống. Trở thành một người ưu tú, xuất sắc không phải là chuyện dễ dàng. Không phải ai cũng có đủ kiên trì và nỗ lực nên họ chọn từ bỏ cơ hội hoàn thiện và phát triển bản thân, thay vào đó, họ cười nhạo những người có tiến bộ, những người khác với họ, không “hòa nhập” với số đông.

3. Có so sánh sẽ có “đau thương”

So sánh bản thân với những người xung quanh là hành động gần như bản năng của nhiều người. Một số người tạo ra động lực trong sự so sánh, không ngừng thúc giục bản thân phải giỏi hơn, tiến lên phía trước để bắt kịp đối phương và buộc bản thân phải phát triển. Trong khi một số người lại ghen tị sau khi thấy sự chênh lệch giữa bản thân và người khác, họ không muốn đối mặt với những thiếu sót vì không nỗ lực của mình.

Tại sao người xuất sắc ngày càng ít bạn bè? - Ảnh 2.


Lý do một số người không thích những người xung quanh tốt hơn mình là vì họ lo lắng rằng mình sẽ bị so sánh. Có cùng xuất phát điểm như nhau, nhưng sau đó đối phương nổi bật hơn, thu hút sự chú ý, khen ngợi từ người khác còn bản thân lại mờ nhạt, không tiến bộ, khiến người ta rất dễ nảy sinh mặc cảm. Trong trường hợp này, họ thà tránh xa những người xuất sắc còn hơn thừa nhận rằng bản thân tầm thường.

Tâm lý con người vô cùng phức tạp, những người xuất sắc không cần quá chú ý đến cảm xúc yêu ghét này. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, con người cũng sẽ có những người bạn khác nhau.

Khi bạn ở trong một vòng kết nối của những người ưu tú, bạn có thể gặp một nhóm những người xuất sắc có chung chủ đề, cùng quan điểm và cùng sở thích. Khi bạn càng ngày càng xuất sắc, nhưng lại phát hiện xung quanh mình càng ngày càng ít bạn bè, đừng quá lo lắng, điều đó có nghĩa là nhóm người giỏi hơn tiếp theo đang chờ đợi bạn.

Nguồn: Aboluwang