Thật thà đáp ''chưa có kinh nghiệm nhưng sẽ học hỏi thêm'', ứng viên liền bị nhà tuyển dụng thẳng tay đánh trượt: Nghe người IQ cao đối đáp liền thán phục

''Dù chưa có kinh nghiệm, nhưng tôi có thể học hỏi trong thời gian tới'' không phải là một câu trả lời thông minh của những ứng viên tiềm năng khi đi phỏng vấn xin việc.

Một trong những lời hứa hẹn được các ứng viên sử dụng nhiều nhất khi đi xin việc chính là ''dù chưa có kinh nghiệm, nhưng tôi có thể học hỏi trong thời gian tới''. Với các nhà tuyển dụng, đây không phải là một câu trả lời thông minh và khéo léo. Bạn hoàn toàn có thể bị đánh trượt ngay lập tức vì chưa đáp ứng được những yêu cầu về mặt tư duy, phản biện mà các nhà tuyển dụng mong muốn.

Một nhà tuyển dụng lâu năm chia sẻ về một buổi phỏng vấn tuyển chọn kỹ sư dịch vụ hậu mãi cho công ty nọ. Các đầu việc của vị trí này là phân tích, xử lý và bảo trì các máy móc, thiết bị và tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng. Người này nhận được CV của một ứng viên chuyên ngành kỹ sư công nghiệp từng làm các công việc liên quan, nhưng khía cạnh chuyên môn chỉ đạt 50% tiêu chuẩn đề ra. Tuy nhiên, buổi phỏng vấn vẫn diễn ra khá ổn thỏa cho đến khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cuối.

''Bạn chưa từng làm công việc này bao giờ, bạn có nghĩ mình đủ tiêu chuẩn đảm nhận vị trí đó không?''

''Vâng, quả thực tôi chưa bao giờ đảm nhận vị trí này, tuy không biết làm nhưng tôi có thể học hỏi và tôi tin mình sẽ có thể bắt tay vào việc nhanh chóng.'' - Ứng viên trả lời.

Nghe xong câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng chỉ cười mỉm rồi mời anh ta về nhà chờ kết quả. Nhà tuyển dụng chia sẻ, câu trả lời của ứng viên này là điều mà các HR không muốn nghe, nặng hơn là cực kỳ ghét. Giải thích cho quan điểm này, người này đưa ra 3 lập luận.

Thật thà đáp chưa có kinh nghiệm nhưng sẽ học hỏi thêm, ứng viên liền bị nhà tuyển dụng thẳng tay đánh trượt: Nghe người IQ cao đối đáp liền thán phục - Ảnh 1.

1. Thứ công ty chúng tôi cần là một chuyên viên có kỹ năng chứ không phải một người học việc.

Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều nhà tuyển dụng đồng tình với quan điểm này. Các công ty đều mong muốn tìm được những ứng viên tiềm năng có thể tạo ra kết quả tốt trong suốt quá trình làm việc. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều không có hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, do đó, họ cần những người có kinh nghiệm, có thể tự mình ''giương cờ và ra chiến trận'', giúp công ty giải quyết vấn đề. Những doanh nghiệp, công ty này không có nhiều thời gian để đào tạo một người mới và chờ người đó phát triển từng ngày. Trong trường hợp của ứng viên trên, anh ta đã mất đi cơ hội của mình sau câu trả lời đó.

2. Công ty cần nhân viên tạo ra lợi nhuận chứ không phải làm tăng chi phí.

Mục tiêu cuối cùng của việc tuyển dụng nhân sự mới là tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, khi tuyển người, họ sẽ rất thận trọng, xem xét kỹ lưỡng cần nhiêu thời gian để tạo ra lợi nhuận cho công ty. Với những người mới và chưa biết gì, việc đào tạo có thể sẽ làm tăng chi phí hoạt động của công ty. Do đó, việc nhận những ứng viên này vào làm cũng có thể coi là một áp lực đối với doanh nghiệp.

Thật thà đáp chưa có kinh nghiệm nhưng sẽ học hỏi thêm, ứng viên liền bị nhà tuyển dụng thẳng tay đánh trượt: Nghe người IQ cao đối đáp liền thán phục - Ảnh 2.

Câu trả lời phù hợp nhất là gì?

Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, các ứng viên không nên nói rằng bản thân không có kiến thức hay kinh nghiệm, mà phải nhấn mạnh khả năng học hỏi của mình để HR thấy được tiềm năng của bạn. Điều này sẽ đem đến cho họ niềm tin rằng bạn sẽ có thể làm quen với công việc trong thời gian ngắn và sẽ không làm chậm trễ tiến độ của công ty.

Tình huống giả dụ: Bạn là sinh viên mới ra trường và đi phỏng vấn cho vị trí kỹ sư R&D. Khi HR hỏi: ''Bạn có nghĩ mình đủ tiêu chuẩn cho vị trí này không?'', hạn hãy trả lời theo hướng sau:

Vì là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm liên quan, nên nếu nói dối bạn dễ dàng bị nhà tuyển dụng, người hướng dẫn hay thậm chí là đồng nghiệp phát hiện ra. Cách trả lời tốt nhất cho người chưa có nhiều kinh nghiệm là: Trong chương trình đại học, tôi đã được đào tạo chuyên ngành này và có kết quả tốt nên tôi hoàn toàn tự tin vào kiến thức lý thuyết của bản thân. Anh/ chị có thể xem xét kết quả chuyên môn của tôi. Ngoài ra, tôi cũng từng thực hiện nhiều dự án tương tự với hoạt động kinh doanh mà công ty đang thực hiện. Với khả năng tiếp thu nhanh và kiến thực hiện có, tôi tin rằng bản thân sẽ làm quen nhanh chóng và đáp ứng tốt những yêu cầu mà công ty đưa ra.

Thật thà đáp chưa có kinh nghiệm nhưng sẽ học hỏi thêm, ứng viên liền bị nhà tuyển dụng thẳng tay đánh trượt: Nghe người IQ cao đối đáp liền thán phục - Ảnh 3.

Bài học rút ra qua trường hợp này là luôn nhấn mạnh khả năng học tập, tiếp thu của bản thân với nhà tuyển dụng. Đây cũng là cách giúp bạn để lại những ấn tượng tốt với HR và tăng khả năng trúng tuyển khi đi xin việc.

Theo Toutiao