Cuộc sống ở quê, với bao mơ mộng về một không gian yên bình và chi phí sinh hoạt "dễ thở" hơn phố thị náo nhiệt, liệu có thực sự như chúng ta tưởng tượng? Trên thực tế, mức sống và chi tiêu dù ở quê hay thành phố đều có những biến số nhất định.
Chẳng hạn như câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ ở Bến Tre. Câu chuyện chia sẻ về chi tiêu trong 1 tháng khiến không ít người "ngã ngửa" vì còn đắt đỏ hơn cả ở thành phố. Cụ thể, trong 1 tháng, chị đã "bay" hơn 20 triệu khi quyết định trở về sống ở quê, nơi mà những sự cố phát sinh không lường trước xuất hiện, khiến kế hoạch tài chính bị đảo lộn. Đây cũng là một góc nhìn thực tế và đầy bất ngờ về cuộc sống ở tỉnh lẻ - nơi nhiều người cho rằng luôn rẻ và dễ thở hơn nhiều ở thành phố lớn.
Về quê mỗi tháng hết 20 triệu đồng
Tiền ăn mỗi tháng của 2 vợ chồng: 4 triệu đồng.
Tiền thuê nhà cố định mỗi tháng: 3 triệu đồng.
Tiền điện nước: 3.5 triệu đồng.
Tiền phí tập yoga: 1.3 triệu đồng.
Tiền ăn uống, đồ dùng cho mèo mỗi tháng: 500 nghìn đồng.
Tiền phát sinh:
- Lợp trần thả (la phông) do thời tiết quá nắng nóng: 2 triệu đồng.
- Sân sau nhà thấp quá, xuất hiện rắn bò vào nhà nên làm sân: 3 triệu đồng
- Tiền mỹ phẩm: 1 triệu đồng.
- Chưa kể tiền xăng xe, đi lại và mua lặt vặt đồ dùng trong nhà.
Trong video chia sẻ trên trang cá nhân, chị Xuân cho biết, tiền nuôi thú cưng tính sơ sơ mỗi tháng khoảng 500.000 đồng nhưng trên thực tế, gia đình nào nuôi mèo cảnh cũng biết sẽ tốn hơn nhiều.
Nguồn: Gia đình Xuân ở quê.
Như vậy, tính sơ trong một tháng, hai vợ chồng chị Xuân tiêu hết khoảng 20 triệu đồng. Đối với nhiều người ở quê, chi tiêu mỗi tháng 20 triệu đồng là quá nhiều, tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng, ở quê nhưng không đồng nghĩa với việc rẻ. Dù chi tiêu khéo đến mấy cũng không tránh được những khoản phát sinh. Đồng thời, cũng nhiều chị em đồng cảm với chị Xuân rằng ở quê cũng có nhiều chi phí phát sinh đôi khi vượt ngân sách.
- "Nhà tui 7 cái máy lạnh tháng hơn 6 triệu đây".
- "Về quê bay hết 5 chỉ vàng".
- "Tui cũng ở quê và tui cũng hơn vậy".
- "Về quê đám tiệc gấp 3, 4 lần tiền ăn".
Ngay phía dưới bài đăng, nhiều người tỏ ra thắc mắc tại sao hai vợ chồng lại hết nhiều tiền điện như vậy. Chị Xuân cho biết, do hai vợ chồng đều làm việc tại nhà, bật điều hòa 24/24 nên tiền điện có nhiều hơn hẳn.
Nguồn: Gia đình Xuân ở quê.
Về quê sinh sống cần chuẩn bị chi phí bao nhiêu mới đủ?
Sau khi chia sẻ chi phí trong 1 tháng của hai vợ chồng, chị Xuân cũng tâm sự: "Nếu ai có ý định về quê thì ngoài để dành khoản tiền để sinh sống ít nhất nửa năm nếu không làm ra tiền cũng cần để dư ra nếu có phát sinh".
Vậy, muốn về quê sinh sống, cần chuẩn bị chi phí bao nhiêu mới đủ?
Quyết định chuyển về quê sinh sống đòi hỏi một kế hoạch tài chính cụ thể và chi tiết. Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định rõ ràng các khoản chi phí cố định hàng tháng. Tiền ăn uống hàng ngày, tiền thuê nhà hoặc trả góp (nếu có), cùng các dịch vụ sinh hoạt cơ bản như điện, nước, gas, và internet là những chi phí không thể bỏ qua. Việc lập bảng chi tiêu cụ thể cho từng hạng mục sẽ giúp bạn nắm rõ nhu cầu tài chính hàng tháng của mình.
Bên cạnh đó, chi phí phát sinh không dự đoán trước như sửa chữa nhà cửa, các vấn đề liên quan đến sức khỏe hay bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện đi lại cũng cần được tính đến. Chúng có thể xuất hiện bất ngờ và ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của bạn. Để giảm thiểu rủi ro tài chính từ những rắc rối không mong muốn này, việc tạo ra một khoản quỹ dự phòng là điều hết sức cần thiết. Một quỹ tiền mặt an toàn sẽ giúp bạn an tâm hơn khi phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp.
Ngoài ra, sống ở quê cũng có thể đem lại những cơ hội tiết kiệm chi phí từ việc tự trồng trọt, chăn nuôi hay tiếp cận với nguồn thực phẩm tươi sống giá rẻ hơn. Tuy nhiên, một số chi phí khác như đi lại có thể tăng lên nếu các dịch vụ công cộng không phổ biến.
Chi phí sinh hoạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào lối sống của bạn, quy mô gia đình, mức độ tiện nghi bạn mong muốn và đặc biệt là địa điểm bạn chọn để định cư. Như vậy, việc lên kế hoạch tài chính cho việc sống ở quê không chỉ đơn thuần là phép tính cộng trừ, mà cần được tiếp cận một cách toàn diện, cân nhắc mọi khía cạnh của cuộc sống.
Lấy ví dụ của một người đã chi tiêu 20 triệu mỗi tháng như gia đình chị Xuân là một bài học quý báu. Số tiền này có thể là một mức chi tiêu tiêu chuẩn cho một số người, nhưng cũng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và khả năng tài chính của mỗi cá nhân. Rõ ràng là không có con số cố định nào cho tất cả mọi người, vì vậy hãy tham khảo kỹ lưỡng và điều chỉnh cho phù hợp với bản thân bạn.