Xu hướng bỏ phố về quê đang rầm rộ: Thoát ly khỏi sự ngột ngạt nhưng phải đối mặt với khó khăn gì?

Bỏ phố về quê dường như đang trở thành một xu hướng trong đời sống hiện nay. Liệu xu hướng này có mang lại cuộc sống mộng mơ màu hồng mà hầu hết mọi người khi quyết định về quê đều mong muốn?

Gần đây có rất nhiều câu chuyện theo mô tuýp bỏ phố về quê tận hưởng cuộc sống trong mơ, tự trồng trọt chăn nuôi vừa nâng cao sức khoẻ lại có nhiều thời gian để khám phá thế giới xung quanh. Điều này trái ngược với cuộc sống ở thành phố, khi mà hầu hết những người có quyết định thay đổi nơi sống đều thừa nhận rằng họ phải làm việc quá nhiều và sống trong môi trường đất chật người đông nhiều áp lực.

Tất cả đang tạo nên một xu hướng!

Tuy nhiên, bất cứ cuộc sống nào cũng có 2 mặt, bên cạnh những điều màu hồng được chia sẻ thì cuộc sống ở chốn "an yên" cũng có lắm góc khuất mà nếu không lường trước, rất có thể bạn sẽ bị vỡ mộng.

Loạt câu chuyện đẹp như mơ khi rời bỏ thành phố ngột ngạt

Sở hữu một căn nhà nhỏ yên bình, hòa giữa thiên nhiên xanh mát là ước mơ từ lâu của chị Vân (Sinh năm 1979). Trước khi quyết định "về hưu sớm", chị Vân đã có nhiều năm lăn lộn ở thành phố Đà Nẵng, ngày ngày đi làm, tất bật giữa phố thị với dòng người và xe cộ chật chội. Sau này, công việc có một số thay đổi nhỏ đã khiến chị luôn cảm thấy ngột ngạt. Chị tự đặt câu hỏi "Bản thân thực sự mong muốn điều gì?" và bắt đầu đi tìm câu trả lời cho chính mình.

Xu hướng bỏ phố về quê đang rầm rộ: Thoát ly khỏi sự ngột ngạt nhưng phải đối mặt với khó khăn gì?  - Ảnh 1.

Ngôi nhà trong vườn bưởi khiến nhiều người không khỏi thích thú

Năm 2020, chị Vân lên kế hoạch quay trở về Huế, tìm địa điểm thích hợp thực hiện ước mơ. Nhờ sự hỗ trợ của chồng cùng những người bạn đồng hành, ngôi nhà của gia đình chị Vân đã hoàn thiện và nép vào một góc trong vườn bưởi xanh mướt. Chị Vân mong muốn rằng, đây sẽ là ngôi nhà bình yên cho gia đình 3 thế hệ của chị cùng nhau sinh sống. Ở đây, những đứa trẻ có thể hít thở không khí trong lành, còn bà ngoại sẽ được an hưởng tuổi già bình yên.

Xu hướng bỏ phố về quê đang rầm rộ: Thoát ly khỏi sự ngột ngạt nhưng phải đối mặt với khó khăn gì?  - Ảnh 2.
Xu hướng bỏ phố về quê đang rầm rộ: Thoát ly khỏi sự ngột ngạt nhưng phải đối mặt với khó khăn gì?  - Ảnh 3.

Cuộc sống của gia đình chị Vân ở Thủy Biều trở nên vô cùng an yên

Trẻ hơn chị Vân, Nguyễn Xuân Định (sinh năm 1995, quê Khánh Hòa) cũng lựa chọn cuộc sống "rút lui" khỏi thành phố xô bồ. Cậu vốn là một kỹ sư mảng lập trình ô tô tại một công ty công nghệ tại TP.HCM. Là một kỹ sư giỏi, công việc mang lại thu nhập ổn định song vì ấp ủ một cuộc sống bán du mục, có những chuyến đi kéo dài, không muốn tiếp tục dành đến tận 14 tiếng/ngày ở công ty. Định rời thành phố và bắt đầu ngao du ở đảo Phú Quý (Bình Thuận),

Xu hướng bỏ phố về quê đang rầm rộ: Thoát ly khỏi sự ngột ngạt nhưng phải đối mặt với khó khăn gì?  - Ảnh 4.

Xuân Định luôn vui vẻ và sống tích cực khi bản thân được làm điều mình thích

Trước khi ra đảo sống, Xuân Định không nhận thêm sự chu cấp từ phía gia đình mà hoàn toàn dựa vào tiền tiết kiệm được từ công việc kỹ sư và bảo hiểm xã hội. Đến đảo, Xuân Định tiếp tục lao động kiếm sống, và công việc chính của Định tại hòn đảo này là hỗ trợ và hướng dẫn khách du lịch khi tới tham quan. Định phụ trách công việc dẫn tour, hướng dẫn khách lặn ngắm san hô, thăm thú cảnh đẹp dưới biển.

Xu hướng bỏ phố về quê đang rầm rộ: Thoát ly khỏi sự ngột ngạt nhưng phải đối mặt với khó khăn gì?  - Ảnh 5.

Kỹ năng lặn của Xuân Định rất điêu luyện

Sau khi chuyển sang công việc này, thu nhập mà Định kiếm được chỉ bằng một nửa so với trước, chỉ đủ để ăn uống và khám phá đảo. Thế nhưng hiện tại, Định vẫn rất hài lòng với cuộc sống và đặc biệt là con người nơi đây.

Nguyễn Bích Ngọc trước kia là nhân viên văn phòng, chồng là Phùng Minh Thuần, là cán bộ của Bộ Nông nghiệp, sống trong nội đô Hà Nội. Dù công việc ổn định nhưng Thuần vẫn nghỉ việc, mở cửa hàng thực phẩm sạch. Thuần nói rất rõ ràng, mong mỏi của anh là tự mình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sạch, sống trọn vẹn với nó, tự tin với nó.

Thuần khởi nghiệp lần hai với nghề nuôi vịt lấy trứng. Thuần không mua cám công nghiệp mà cho vịt ăn cám nhà làm từ ngô, thóc, cá và cả bèo, cỏ nữa. Tuần 2, 3 lần, anh chở trứng lên nội đô bán. Ở nhà, bố mẹ anh trồng rau, nuôi cá, nuôi bò cũng theo kiểu hữu cơ, tận dụng phân bón và nước từ hầm biogas. Ngọc tâm sự rằng về quê không ai có thời gian để buồn vì việc gần như kín mít từ sáng tới tối, trời nắng cũng như trời mưa: Nhặt trứng, cắt cỏ cho bò, cá, dọn chuồng, bốc phân bón cỏ... Việc nhiều làm không xuể, cả nhà đều lao ra làm, vất vả nhưng an yên.

Xu hướng bỏ phố về quê đang rầm rộ: Thoát ly khỏi sự ngột ngạt nhưng phải đối mặt với khó khăn gì?  - Ảnh 6.
Xu hướng bỏ phố về quê đang rầm rộ: Thoát ly khỏi sự ngột ngạt nhưng phải đối mặt với khó khăn gì?  - Ảnh 7.

Bầy vịt được nuôi thả trên ao, ăn cám nhà tự làm

Trong bình yên sẽ có những khó khăn gì?

Liệu thành phố có tốt hơn khu vực nông thôn hay ngược lại là một câu hỏi luôn gây tranh cãi. Có thể nói, tốt hay xấu đều phụ thuộc vào sự lựa chọn vào sở thích, nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mỗi người. Cả thành phố và nông thôn đều có những ưu và khuyết điểm riêng.

Trước hết, sống ở một thành phố rất căng thẳng vì cuộc sống ở đó rất bận rộn và cạnh tranh. Các thành phố có nhiều xe cộ, khu công nghiệp cũng như dân cư đông đúc, điều đó trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, việc sinh sống ở thành phố sẽ đặc biệt khó khăn đối với những người có thu nhập thấp vì chi phí sống luôn cao hơn ở nông thôn. Chưa kể đến một số bạn trẻ hiện nay thường thích tìm về cảm giác thư giãn, yên bình, có không khí trong lành và một cuộc sống chậm rãi, không tấp nập, xô bồ.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì cuộc sống ở nông thôn không phải lúc nào cũng màu hồng như hầu hết mọi người thường tưởng tượng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần cân nhắc khi có kế hoạch “bỏ phố về quê” như nhiều bạn trẻ hiện tại.

    1. Cô đơn và buồn chán

Ở vùng quê sẽ không có hình ảnh các căn nhà mọc san sát nhau như ở thành phố, ai cũng sống cùng những khu vườn rộng lớn, làm bạn cùng cây cỏ, chim muông nên nếu không quen, đôi khi bạn sẽ cảm thấy thật cô đơn so với cuộc sống hối hả nhưng nhộn nhịp cùng bạn bè, đồng nghiệp chốn thành thị.

Chưa kể, bạn sẽ chẳng thể thỉnh thoảng thất tình lại lê la hàng quán tận khuya, hay rủ rê bạn bè xem phim, cà phê vào những ngày rảnh rỗi. Bạn cũng sẽ hiếm có cơ hội lại được hoà mình vào một lễ hội hay lặng lẽ thăm thú một viện bảo tàng, công viên… Cuộc sống thành phố cung cấp quá nhiều tiện nghi mà cuộc sống nông thôn không thể nào đáp ứng được.

    2. Bị hạn chế cơ hội việc làm

Hầu hết các văn phòng công ty, ngành công nghiệp, nhà máy, văn phòng chính phủ, hàng may mặc và công nghiệp sản xuất đều nằm trong thành phố hoặc gần thành phố. Khi bạn bắt đầu nhàm chán với các công việc chăn nuôi, vườn tược mà chỉ muốn hưởng thụ không khí trong lành cũng như cảm giác yên bình ở làng quê thì khó có thể tìm được một công việc phù hợp như bạn mong đợi. Vậy nên có thể nói rằng mọi người sẽ dễ dàng tìm được một công việc mới trong trường hợp mất việc làm và có nhiều triển vọng kiếm tiền khác ở một thành phố mà không thể tìm thấy ở một ngôi làng hay một vùng quê, hải đảo.

    3. Ít có cơ sở giáo dục và y tế tốt, hiện đại

Điểm quan trọng nhất đối với nhu cầu mà ban đầu có thể kể đến là tất cả các dịch vụ đều có thể tiếp cận dễ dàng trong khu vực thành phố. Các trường học nổi tiếng và xuất sắc được xây dựng trong thành phố vì phần lớn dân số sống ở thành phố. Một đứa trẻ được giáo dục ở một thành phố thường được coi là đứa trẻ phát triển tốt hơn vì có nhiều kinh nghiệm và kiến ​​thức sâu rộng. Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân cũng thường xây dựng các trường Đại học và Cao đẳng trong thành phố để nâng cao khả năng học tập và kỹ năng cho sinh viên. Các phòng thí nghiệm khác nhau sử dụng các công cụ thiết bị tiên tiến để hỗ trợ sinh viên trong giáo dục đại học, đặc biệt là trong nghiên cứu và cơ sở này hầu hết có sẵn ở một khu vực thành phố.

Điều quan trọng nhất là thành phố cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn. Các bệnh viện, trung tâm y tế tốt nhất hầu hết đều được xây dựng tại các thị trấn lớn. Tại các trung tâm này, các bác sĩ chuyên môn, chuyên gia như bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ phẫu thuật tim… luôn có mặt xuyên suốt để điều trị cho mọi người. Các trung tâm y tế này không chỉ sử dụng máy móc và dụng cụ tiên tiến mà còn cung cấp các phòng phẫu thuật với các loại hình phẫu thuật khác nhau cho các loại bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo.

Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sống lâu dài tại các vùng quê, đặc biệt khi gia đình bạn có người già và trẻ nhỏ, những người xứng đáng được hưởng nền giáo dục tiên tiến và những dịch vụ y tế tốt nhất.

Nguồn: Tổng hợp

https://ahadep.com/xu-huong-bo-pho-ve-que-dang-ram-ro-thoat-ly-khoi-su-ngot-ngat-nhung-phai-doi-mat-voi-kho-khan-gi-20220728081841368.chn