Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh do đâu và cách xử lý

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh nếu không sớm khắc phục có thể làm trẻ chậm lớn do kém hấp thu dinh dưỡng, dễ ốm vặt do đề kháng suy giảm,... Vậy đường ruột trẻ bị loạn khuẩn do đâu và nên xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau mẹ nhé.

Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng, khỏe mạnh sẽ có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi bị loạn khuẩn đường ruột, tỷ lệ cân bằng này bị phá vỡ, hại khuẩn tăng lên nhiều so với bình thường. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ gặp phải loạn khuẩn đường ruột vì hệ tiêu hóa non yếu, nhạy cảm, nên dễ bị hại khuẩn xâm nhập.

Một số dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột mẹ cần chú ý gồm tiêu chảy, đi phân sống, táo bón, đầy hơi, buồn nôn và nôn, sốt nhẹ,...

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh do đâu và cách xử lý - 1

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn đường ruột

Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do đâu? Có thể do các nguyên nhân như:

Sữa công thức chứa đạm khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa: Đạm sữa nếu gia nhiệt nhiều lần sẽ bị biến tính, vón cục và khó tiêu, từ đó gây ra các rối loạn tiêu hóa, dẫn đến loạn khuẩn đường ruột.

Trẻ ăn dặm quá sớm hoặc chế độ ăn chưa phù hợp: Ăn dặm quá sớm khiến trẻ dễ bị loạn khuẩn đường ruột vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Ngoài ra, chế độ ăn dặm thiếu khoa học, ít chất xơ cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề tiêu hóa.

Trẻ dùng kháng sinh kéo dài: Thuốc kháng sinh có thể loại bỏ cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Nếu dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Không đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ: Vệ sinh cá nhân kém hoặc môi trường sống không đảm bảo có thể tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập cơ thể,, làm tăng nguy cơ loạn khuẩn đường ruột.

Mẹ nên làm gì để khắc phục rối loạn đường ruột ở trẻ sơ sinh?

Khi nhận thấy trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, phụ huynh nên:

Xem xét nguồn sữa bé uống

Với trẻ bú mẹ, nguồn sữa mẹ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tiêu hóa của con. Do đó, nếu trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên xem xét và thay đổi chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất, chọn thực phẩm dễ tiêu và uống nhiều nước.

Còn với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên chọn sữa bổ sung lợi khuẩn để giúp kiềm hãm hại khuẩn, duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng cùng đạm sữa mềm nhỏ nhằm hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt. Không chỉ vậy, vì có hơn 70% cơ quan tạo miễn dịch nằm ở đường ruột nên trẻ “khỏe bụng” là nền tảng giúp tăng đề kháng tự nhiên, hạn chế ốm vặt.

Friso Gold Pro với hệ dưỡng chất BioPro+ (gồm Probiotics, HMO và chất xơ GOS), giúp bổ sung lợi khuẩn và hạn chế hại khuẩn, từ đó xây dựng nền tảng đề kháng tự nhiên cho bé. Ba mẹ càng yên tâm khi con có chiếc bụng khỏe và đề kháng tốt.

Chưa kể, trẻ còn tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt, hạn chế táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,... nhờ sữa ứng dụng quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ tự nhiên. Đi cùng là hương vị thanh nhạt tự nhiên, không chứa đường sucrose.

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh do đâu và cách xử lý - 2

Friso Gold Pro mang đến hệ dưỡng chất BioPro+ giúp trẻ tăng đề kháng tự nhiên, giảm nguy cơ ốm vặt.

Friso Gold Pro là sữa nhập khẩu 100% từ Hà Lan, dễ dàng truy xuất nguồn gốc với công nghệ TrackEasy bằng mã QR dưới đáy lon, cho mẹ an tâm về chất lượng.

> Xem thêm về sản phẩm Friso Gold Pro tại GIAN HÀNG CHÍNH HÃNG.

Điều chỉnh chế độ ăn dặm của trẻ

Với trẻ ăn dặm, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, cho trẻ ăn từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột thường mệt mỏi và chán ăn, mẹ nên cho con ăn theo nhu cầu, chọn món mềm và dễ tiêu, bổ sung đủ nước và không ép trẻ ăn.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ làm giảm triệu chứng loạn khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo sức khỏe cho con.

Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Với trẻ dùng kháng sinh, mẹ nên cho con uống theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua hoặc lạm dụng vì có thể khiến tình trạng loạn khuẩn nghiêm trọng hơn.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài hoặc kèm theo dấu hiệu như mất nước, sốt cao, tiêu chảy kèm máu, nôn mửa,... thì mẹ nên đưa con đi khám và điều trị.

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ nên giúp trẻ chủ động phòng ngừa bằng cách chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh với sữa chứa đạm dễ tiêu, ăn dặm đúng cách. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý vệ sinh cơ thể cho trẻ, các vật dụng trẻ tiếp xúc và môi trường sống xung quanh cẩn thận. Bố, mẹ hay người thân trước khi tiếp xúc với trẻ nên vệ sinh tay sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm khuẩn cho con.