Ngay từ năm năm 1989, các chuyên gia ở NASA đã tiến hành dự án "Nghiên cứu không khí sạch" để tìm ra những loại cây lọc không khí hiệu quả nhất.
Theo các chuyên gia, môi trường không khí trong nhà thường tồn tại những hóa chất độc hại như sau:
- Trichloroethylene: Có trong mực in, sơn tường, keo xịt tóc, vec-ni đánh bóng gỗ, nước tẩy sơn. Trichloroethylene có thể gây phấn khích, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
- Formaldehyde: Có trong túi giấy, giấy vệ sinh, khăn giấy, vải tổng hợp... Formaldehyde ảnh hưởng đến tai mũi họng, viêm thanh quản và viêm phổi.
- Benzen: Có trong nhựa, sợi tổng hợp, cao su, thuốc nhuộm, khói thuốc lá, keo và sơn, khí thải động cơ xe... Benzen làm tăng nhịp tim, đau mắt, chóng mặt, đau đầu, rối loạn thần kinh, thậm chí có thể gây bất tỉnh.
- Xylene: Có trong giấy in, cao su hay trong quá trình sản xuất da và sơn, khói thuốc lá, khí thải động cơ xe... Xylene gây ảnh hưởng tới miệng và cổ họng, đau đầu, chóng mặt, tác động xấu đến tim, gan, thận...
- Ammonia: Có trong nước lau kính, phân bón... Ammonia gây đau mắt, đai họng, có thể gây ho và khô cổ họng...
Chúng ta ai cũng hiểu việc trồng cây xanh trong nhà không chỉ nhằm làm đẹp cho không gian sống mà còn giúp thanh lọc không khí, loại bỏ chất độc hại rất hiệu quả. Ngoài các loại cây quen thuộc với nhiều người như lưỡi hổ, trầu bà... thì dây thường xuân cũng được các chuyên gia NASA đưa vào danh sách những “bộ máy” lọc khí tốt nhất bởi khả năng làm sạch không khí, loại trừ chất hóa học từ môi trường sống. Loại cây mảnh mai, mềm mại này rất hiệu quả trong việc làm sạch không khí và làm mát không gian.
Nếu bạn đang muốn trồng một vài chậu cây trong nhà mà vẫn chưa biết chọn loại nào thì hãy tham khảo danh sách những "bộ máy" lọc khí thiên nhiên dưới đây nha:
1. Thường xuân
Dây thường xuân được các chuyên gia từ NASA đưa vào danh sách như những “bộ máy” bởi khả năng làm sạch không khí, loại trừ chất hóa học từ môi trường sống. Loại cây mảnh mai, mềm mại này rất hiệu quả trong việc làm sạch không khí và làm mát không gian.
2. Lô hội
Lô hội tên khoa học là Aloe vera, phổ biến với chức năng làm đẹp, làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, nhưng của chúng cũng rất hiệu quả. Đặc biệt, cây lô hội còn có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây.
3. Trầu bà
Cây trầu bà, tên khoa học là Scindapsus aures, dẫn đầu trong danh sách cây có khả năng giải tỏa chất formaldehyde, carbon monoxide và benzen trong không khí. Cây sống lâu và có tốc độ phát triển, sinh sôi nhanh chóng. Nên đặt cây cạnh các thiết bị điện tử sẽ hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, tivi, máy in...
4. Lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ được mệnh danh là , nó sinh ra khí O2 và hấp thụ CO2, giúp thanh lọc không khí cho gia đình vào ban đêm, một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết loài cây. Cây lưỡi hổ phát triển trong điều kiện ánh sáng thấp và cần ít nước nên phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà. Ngoài phòng ngủ, bạn còn có thể đặt chậu lưỡi hổ cạnh các khu vực máy in, máy photocopy trong văn phòng giúp làm sạch không khí. Một ưu điểm là dáng vẻ cây kiểu lá đơn, cứng này còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ, dễ ứng dụng khi dùng trong trang trí.
5. Dây nhện
Cây dây nhện luôn có khả năng quang hợp dưới ánh sáng tối thiểu. Nó giúp hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như Carbon monoxide, Formaldehyde, xăng và Styrene. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Chỉ cần một chậu cây nhỏ là đủ để làm sạch không khí trong không gian lên đến 200 m2 đấy!
6. Lan ý
Lan ý có thể lọc được benzene VOC - một có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Ngoài ra, loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc này không chỉ có khả năng hút ẩm mà còn giúp cân bằng không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Đây là một trong số ít các cây giúp lọc không khí có hoa nên là sự lựa chọn hợp lý để làm đẹp không gian sống. Lưu ý, cây có thể gây độc hại đối với vật nuôi, vì vậy hãy cẩn thận với nó nếu bạn có con vẹt hoặc vật nuôi khác trong nhà.
7. Cây họ chanh, quýt...
Các cây họ chanh, quýt, tắc cũng là lựa chọn lý tưởng để trồng trong nhà. Khi cây ra hoa, mùi hương tỏa ra dễ chịu, thanh mát giúp bạn thư giãn. Các loại cây cho quả giàu vitamin C này cũng có khả năng hút ẩm, lá cây có vị thuốc, khả năng diệt khuẩn, hạn chế ruồi muỗi cho môi trường xung quanh. Cây phát triển tốt trong môi trường nhiều ánh sáng, nhớ tưới nước thường xuyên và giữ cho đất luôn khô thoáng.
8. Sống đời
Sống đời là loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm, không cần tưới nhiều và đặt nơi có nhiều ánh sáng. Loại cây này tích nước trong phần thân lá và có tác dụng điều hòa không khí trong nhà hay văn phòng, thích hợp trồng tại nơi có không khí khô thoáng. Đặt một chậu cây tại bàn làm việc giúp thêm sắc màu và cảm giác tươi mát.
Đại đa số chúng ta ai cũng dành rất nhiều thời gian ở trong nhà: từ nhà riêng của mình cho tới bốn bức tường văn phòng ở nơi làm việc. Vì thế, để đảm bảo cho không khí có thể sạch sẽ hết mức có thể, việc trồng thêm cây xanh trong không gian sống là hết sức cần thiết, bạn nhé!
Ảnh: Internet