3 giai đoạn cây hoa giấy yếu ớt nhất, mang ra nắng sẽ chết héo, trở thành củi khô

Cây hoa giấy có hoa mang nhiều loại màu sắc tươi sáng nên còn tượng trưng cho những may mắn, phát tài.

Cây hoa giấy là loại hoa có nét đẹp giản dị, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây bông giấy hay móc diều (tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, tên tiếng Anh là Bougainvillea, Paper Flower), loài hoa này thuộc họ thực vật Nyctaginaceae. Tên của loài hoa này được đặt dựa trên đặc điểm bên ngoài của nó, đó là nét đẹp mỏng manh nhưng kiên cường bởi sức chịu hạn khá tốt, cho hoa quanh năm; hơn nữa cánh hoa của loài hoa này trông khá giống những tờ giấy mềm mại, mỏng manh.

Cây dạng leo, có nhiều cành nên trông rất xum xuê, chính vì vậy mà trong phong thủy, loại cây này tượng trưng cho sự đủ đầy, chở che, hạnh phúc vẹn tròn. Cây hoa giấy có hoa mang nhiều loại màu sắc tươi sáng nên còn tượng trưng cho những may mắn, phát tài, phát lộc cho gia đình. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì hoa giấy có tác dụng xua đuổi tà ma, ngăn chặn điềm xấu.

3 giai đoạn cây hoa giấy yếu ớt nhất, mang ra nắng sẽ chết héo, trở thành củi khô - 1

Hoa giấy ưa môi trường có nhiệt độ cao, càng nắng nhiều hoa càng nở nhiều, tuy nhiên không phải lúc nào cây cũng thích được mang ra nắng. Khi gặp phải một trong 3 tình trạng sau đây cây hoa giấy sẽ trở nên yếu đuối, không còn sức sống.

Thứ nhất, thiếu nước

Quan sát kỹ đất trồng trong chậu, tưới nước kịp thời nếu cây hoa giấy bị thiếu nước. Đặt nó ở nơi tán xạ ánh sáng yếu để nó hồi phục dần. Nếu không có vấn đề gì với hệ thống rễ, các chồi mới sẽ nảy mầm trong vòng một tuần.

Hoa giấy phát triển rất nhanh vào mùa hè và chịu hạn rất tốt. Nhưng đừng khô quá, đất trồng trong chậu khô 2-3 phân thì tưới nước trực tiếp, đặt ở nơi có đủ ánh nắng sẽ giúp hoa nở. Nếu bạn tưới quá nhiều nước, bộ rễ sẽ dễ bị tổn thương, thậm chí là thối, lá không hút được chất dinh dưỡng. Nếu phơi nắng, lá dễ bị cháy nắng, trường hợp nặng lá sẽ bị rụng.

3 giai đoạn cây hoa giấy yếu ớt nhất, mang ra nắng sẽ chết héo, trở thành củi khô - 3

Thứ hai, rễ thối

Nếu vấn đề về rễ nhỏ, bạn có thể sử dụng mancozeb để tưới một lần để tránh rễ bị thối lan rộng, và đợi nó nảy mầm lại rễ mới. Nếu tình trạng thối rễ nghiêm trọng hơn, hãy xới đất và thay chậu kịp thời, sau đó để cây bén rễ trở lại.

Thứ ba, thay đổi môi trường

Nếu hoa giấy đã ở trong môi trường bóng râm, nếu phơi nắng lá cây rất dễ bị cháy nắng. Để cho nó có quá trình thích nghi dần dần, hãy để ngoài nắng trong một giờ vào ngày đầu tiên, sau đó tăng dần lên. Cuối cùng, nó có thể làm quen hoàn toàn mới nơi có ánh sáng mạnh.

3 giai đoạn cây hoa giấy yếu ớt nhất, mang ra nắng sẽ chết héo, trở thành củi khô - 4

Những lưu ý khi chăm sóc hoa giấy khác:

Cắt tỉa hoa giấy

Bạn nên cắt tỉa các cành thừa, lá vàng, hay bị gãy,...Mục đích của việc cắt tỉa cây hoa giấy là để kích thích nở hoa và giúp cây có dáng đẹp. Ngoài ra, sau khi hoa giấy hết mùa ra hoa thì bạn nên cắt tỉa để đón lứa hoa mới nhanh hơn. Với những cây hoa giấy có gai, bạn cần cẩn thận và đeo găng tay để bảo vệ mình nhé.

Điều cần biết sau khi cây nở hoa

Cây hoa giấy ra hoa đẹp nhất là thời điểm mùa hè, nên trước đó bạn hãy chú ý chăm sóc theo các hướng dẫn trên để hoa nở nhiều và đẹp hơn nhé (ví dụ như căn thời gian tỉa cây để kịp ra hoa đúng mùa,...). Nếu muốn ép cây nhanh ra hoa, bạn có thể ngừng tưới nước cho cây khoảng 4 ngày rồi sau đó tưới trở lại. 

3 giai đoạn cây hoa giấy yếu ớt nhất, mang ra nắng sẽ chết héo, trở thành củi khô - 5

Đổi chậu cho cây

Nếu trồng cây hoa giấy ở chậu, thỉnh thoảng bạn nên đổi chậu cho cây bởi vì tốc độ sinh trưởng của cây hoa giấy khá nhanh (sau khoảng 1 năm thì cây đã lớn hơn nhiều). Khi chuyển chậu, bạn nên cẩn thận tránh làm cây bị tổn thương phần rễ nữa nhé.

3 loại cây cảnh cần cạo trọc đầu nếu muốn phát triển tốt, càng mạnh tay càng mọc nhanh
Theo Nhật Linh (Thời báo văn học nghệ thuật)