Điều đáng ghét nhất khi trồng hoa, cây cảnh là trồng mãi mà cây không nảy mầm, ra hoa, khiến nó giống như một chậu hoa giả và bản thân chúng ta cũng không có cảm giác đạt được thành tựu.
Hơn nữa, một số loại cây “vượng tài” nếu đâm chồi nảy lộc, ra hoa được xem là một điều may mắn, giúp tài lộc của gia chủ tăng lên gấp bội. Ngược lại, nếu trồng mãi mà cây không mọc chồi mới hay ra hoa sẽ phần nào ảnh hưởng xấu tới vượng khí của gia đình.
Cây lưỡi hổ
Đây là loại cây cảnh phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Đặt một chậu lưỡi hổ cạnh TV hay phòng khách vừa giúp thanh lọc không khí, cải thiện chất lượng môi trường sống vừa có tác dụng xua đuổi những điều xui xẻo, gọi tài lộc vào nhà.
Cây lưỡi hổ phát triển rất nhanh, một khi thích ứng được với môi trường sống, cây sẽ điên cuồng mọc ra chồi mới. Không đến một năm, chồi non sẽ mọc vỡ chậu và bạn có thể tách ra chậu mới.
Nhưng nếu cây lưỡi hổ trong nhà bạn không nảy mầm và phát triển chậm, bạn có thể học một mẹo nhỏ. Nếu đất trong chậu tương đối sâu, cây sẽ không dễ nảy mầm, lúc này bạn hãy xới đất để rễ cây hơi lộ ra ngoài. Đồng thời, đào một cái hố xung quanh rễ cây và rải một thìa bánh dầu. Sau một thời gian, chồi đẹp sẽ mọc đầy chậu.
Cây kim tiền
Nhắc đến tên của cây kim tiền cũng đã thể hiện được ý nghĩa của nó, loại cây này mang đến cho gia chủ về tài lộc, may mắn và cuộc sống giàu sang, phú quý. Đây là loài cây ưa sáng nhưng vẫn có thể sống thiếu sáng, bạn có thể đặt cây kim tiền ở nhiều vị trí khác nhau như trong phòng khách, trên bàn làm việc,… để gọi lộc vào nhà nhưng không nên đặt ở những nơi có ánh nắng gắt kẻo cháy lá.
Nếu cây kim tiền không nảy mầm trong một thời gian dài, bạn có thể dùng một mẹo tàn nhẫn là cắt bỏ những cành hơi úa vàng và cắt gốc của nó. Điều này có thể tiết kiệm chất dinh dưỡng, để chất dinh dưỡng chảy ngược trở lại rễ và thúc đẩy rễ mọc ra chồi mới. Sau khoảng một tháng, bạn sẽ thấy một vài chồi non mọc ra từ phía cành đã cắt.
Sau khi chồi non mọc lên, bạn hãy bón một ít phân cho cây, chẳng mấy chốc những chồi non này sẽ phát triển thành cây con và lấp đầy chậu.
Cây măng tây
Trong phong thủy, cây măng tây (hay còn gọi là kim thủy tùng) giúp gia chủ thăng tiến tốt, thành đạt trong sự nghiệp nên được nhiều người đặt trên bàn làm việc, văn phòng, phòng khách,… Hình dáng cây trông rất đẹp mắt và độc đáo, có thể cải thiện chỉ số tâm trạng của con người và thúc đẩy sự phát triển trong sự nghiệp.
Nếu môi trường sinh trưởng thích hợp, măng tây sẽ mọc ra nhiều chồi non và lấp đầy chậu. Tuy nhiên nếu bảo dưỡng không đúng cách, chẳng hạn như chất lượng không khí không tốt, đặt ở nơi tối lâu ngày thì lá sẽ vàng và cây không mọc ra chồi mới.
Ngoài đáp ứng được những điều kiện trên, bạn hãy mạnh tay cắt bỏ những cành thưa thớt, cành già, úa vàng để giảm tiêu hao chất dinh dưỡng. Từ đó bộ rễ của măng tây có thể tập trung chất dinh dưỡng để mọc chồi mới.
Trong thời kỳ sinh trưởng của măng tây vào mùa xuân và mùa thu, cứ 2 tuần một lần pha loãng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ có hàm lượng đạm, phốt pho và kali phong phú với nước theo tỷ lệ 1: 1000 lần, tưới dọc theo mép chậu để bổ sung dinh dưỡng cho măng tây. Cây măng tây được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới có đủ sức mọc chồi mới mập mạp.
Cây kim ngân
Loại cây “vượng tài” này luôn là lựa chọn hàng đầu cho những chậu cây trồng trong nhà. Không chỉ đẹp, tràn đầy sức sống, cây kim ngân còn mang ý nghĩa tốt lành, mang lại nhiều may mắn, tiền tài cho gia chủ.
Cây phú quý là cây nhiệt đới, đặt ở nơi nắng gắt quá sẽ cháy lá, nhiệt độ quá thấp sẽ chết cóng. Tóm lại, lá của nó tương đối mỏng manh, nếu bảo dưỡng không khéo thì cây kim ngân rất dễ bị vàng lá và chết.
Khi thấy lá chuyển sang màu vàng, đừng bỏ mặc mà hãy “cạo trọc” chúng thành một thân nhỏ trơ trụi, chẳng mấy chốc sẽ mọc ra nhiều chồi mới trên thân và những chồi non này sẽ nhanh chóng phát triển thành cành và đẹp trở lại.