Tại sao cây cảnh trong nhà được chăm sóc thường xuyên, tưới nước, bón phân kỹ càng mà sao vẫn chết? Đó là vì bạn đã làm sai.
Dưới đây là 9 sai lầm có thể giết chết cây cảnh trong nhà của bạn. Bạn hãy tìm hiểu để tuyệt đối tránh, giúp cây cảnh của bạn "trường sinh bất lão" nhé.
1. Để cây cảnh ở vị trí không thích hợp
Có cây cảnh phù thích ánh sáng, do đó bạn phải lựa chọn vị trí đặt cây thích hợp. Ảnh minh họa PIXABAY
Mỗi cây cảnh có đặc tính và nhu cầu cụ thể riêng. Do đó, khi định trồng một cây cảnh nào trong nhà, bạn cần tìm hiểu về chúng. Hãy hỏi những người bán cây cảnh hoặc từ báo chí về cách chăm sóc, xem cây cần gì, chăm bón ra sao.
Một số cây cảnh cần nắng chỉ thích hợp trồng ngoài trời hoặc ít nhất là để góc trong nhà có nhiều ánh nắng. Nếu bạn đặt cây cảnh này trong góc ít sáng thì sớm muộn cây cảnh này cũng sẽ chết. Đặt sai chỗ là lý do phổ biến khiến nhiều cây cảnh trong nhà nhanh lụi tàn.
Ngược lại, một số cây yêu cầu bóng râm, chỉ cần ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng trực tiếp trong thời gian ngắn. Một số cây cần độ ẩm cao nên cần đặt ở bóng râm, thường xuyên tưới nước. Nếu cây cần nhiều nước mà bạn lại lười chăm sóc thì chắc chắn cây cũng sớm khô héo.
2. Thường xuyên thay đổi vị trí cây cảnh
Cây cảnh sớm thích nghi với vị trí mà chúng được đặt, đo đó không nên thường xuyên di chuyển. Ảnh minh họa Istockphoto.
Mỗi loại cây cảnh cần điều kiện ánh sáng, độ ẩm khác nhau. Khi bạn đặt nó ở góc phù hợp thì nó sẽ nhanh chóng thích nghi với điều kiện môi trường ở đó. Nhưng nếu bạn cứ thường xuyên "đảo qua đảo lại" các cây cảnh sẽ khiến chúng "sốc môi trường", không kịp thích nghi và rất dễ bị héo úa, lụi tàn.
Do đó, bạn nên hạn chế tối đa việc di chuyển cây cảnh trong nhà.
3. Chọn đất trồng cây cảnh sai
Chọn đất phù hợp với từng loại cây cảnh. Ảnh minh họa Istockphoto.
Đất chính là chìa khóa quan trọng giúp một cây cảnh phát triển tốt hay không. Khi nói đến việc trồng cây cảnh trong nhà, bạn không thể tùy tiện trồng chúng với bất cứ loại đất nào.
Do đó, khi trồng cây, bạn phải đảm bảo đất bạn trộn hoặc mua sẵn phù hợp với yêu cầu của từng loại cây. Có cây thích đất cát, có cây thích đất thịt, có cây lại thích đất trộn mùn...
Một số cây cần đất giữ ẩm tốt, trong khi cây khác chẳng hạn như xương rồng lại yêu cầu đất giúp thoát nước nhanh với hàm lượng cát và than bùn cao để ngăn ngừa thối rễ.
4. Tưới nước cho cây cảnh quá nhiều
Tưới nước quá nhiều có thể làm cây cảnh úng rễ. Ảnh minh họa Ispockphoto.
Ngay cả những người làm vườn có kinh nghiệm cũng mắc phải sai lầm này. Những người không quen làm vườn hoặc trồng cây đều cho rằng nếu họ tưới nước nhiều sẽ giúp cây khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, những cây trồng trong nhà, nơi thiếu ánh mặt trời thì khả năng thoát nước kém nên cây sẽ không cần quá nhiều nước. Nếu cây cần ít nước, bạn chỉ cần để cây ở nơi khô ráo và thỉnh thoáng tưới nước. Còn cây ưa ẩm thì bạn hãy giữ cho đất ẩm (không sũng nước).
Để chăm sóc cây tốt, bạn nên nghiên cứu về nhu cầu tưới nước của cây để cung cấp vừa đủ nước. Thông thường trong nhà, chỉ cần tưới nước cho cây cảnh mỗi tuần một lần là đủ. Có thể một số cây còn cần ít nước hơn.
Bạn hãy sờ bầu đất của cây 3 ngày một lần, nếu thấy đất khô 2-3 cm thì hãy nên tưới nước. Và khi tưới bạn hãy tưới thật đẫm cho cây.
5. Giữ cho cây cảnh có quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng
Khi đặt cây cảnh nên nghiên cứu trước về nhu cầu ánh sáng của cây. Ảnh minh họa PIXABAY
Đúng là cây cảnh cần ánh sáng nhưng đa số cây trồng trong nhà là cây thân mềm, chỉ cần ít nắng hoặc ánh nắng tán xạ nhẹ. Nếu ánh nắng quá gắt, quá nóng có thể làm cây héo úa ngay.
Trước khi đặt cây ở bất kỳ đâu hãy tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của cây. Một số cây cần ít ánh sáng để phát triển khỏe mạnh.
Ngược lại, 1 số cây cần phơi nắng nhiều hơn. Nếu bạn cung cấp ánh sáng cho cây cảnh không đúng yêu cầu của chúng thì sẽ khiến chúng tiêu đời sớm.
6. Để cây cảnh tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh)
Để cây cảnh ở nơi quá lạnh hoặc quá nóng đều có hại cho cây. Ảnh minh họa Ispockphoto.
Cây cảnh trong nhà là cây trồng trong nhà vì chúng thích điều kiện trong nhà và nhiệt độ không đổi. Chỉ một số ít cây thích nhiệt độ lạnh hoặc ấm hơn so với môi trường trong nhà.
Nhiệt độ ban ngày an toàn cho cây cảnh trồng trong nhà là 65-75 độ F (18-24 độ C), trong khi vào ban đêm, nhiệt độ giảm thêm 5-10 độ F là vừa. Nhiệt độ ổn định vừa phải sẽ thích hợp cho cây cảnh phát triển.
Do đó, nếu cây cảnh đặt ở ban công, cửa sổ, vào mùa đông bạn nên di chuyển cây cảnh vào trong nhà để bảo vệ chúng.
7. Không cắt tỉa, làm sạch rễ cây cảnh
Nếu bạn trồng cây cảnh lâu ngày mà không thay chậu thì cây bạn trồng sẽ kém phát triển, thậm chí bị lụi dần. Do đó, nếu cây cảnh không phát triển chậm thì bạn cũng cần 1-2 năm thay chậu cây 1 lần.
Còn khi lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc thấy rễ đâm lủa tủa khỏi bồn cây thì cần phải bổ sung nước và thay bồn cây. Đó là những dấu hiệu cho thấy không gian sống của cây cảnh đang quá chật chội để nó phát triển khỏe mạnh. Cây đang thiếu nước, thiếu dưỡng chất.
Bạn nên chuyển cây sang một chậu lớn hơn. Trước khi chuyển nhà cho cây, bạn nên cắt tỉa cây, dọn dẹp bộ rễ cho chúng. Những rễ rườm rà, rễ thối, cành lá héo úa cần được cắt tỉa gọn gàng. Đảm bảo bộ rễ khỏe mạnh để hút dưỡng chất từ đất ở nhà mới.
8. Bỏ quên cây cảnh ở một góc
Nhiều người mua cây cảnh về rồi bỏ quên ở một góc. Ảnh minh họa Ispockphoto.
Nhiều người trong chúng ta trồng cây cảnh và quên luôn chúng ở một góc. Không chỉ thiếu tưới nước cho cây mà còn thiếu chăm sóc, cắt tỉa, lau chùi, bón phân cho cây. Khi cây có sâu bệnh cũng không phát hiện và không xử lý.
Sự bỏ quên này là cách giết chết cây một cách nhanh nhất. Khi bạn mua một cây cảnh cũng giống như bất cứ "vật nuôi" nào, chúng cần chăm sóc, ngó ngàng đến hàng ngày.
9. Không lau lá của cây cảnh
Lá của cây cảnh phải được lau thường xuyên. Ảnh minh họa Ispockphoto.
Việc làm sạch lá cây cảnh trong nhà có quan trọng không? Rất quan trọng. Bạn nên làm sạch lá cây cảnh trong nhà vì hai lý do. Đầu tiên, nó làm cho họ trông hấp dẫn khi sáng bóng, xanh non hơn. Thứ hai, là giữ cho cây cảnh khỏe mạnh.
Ánh sáng trong nhà vốn khan hiếm nên nếu lá cây tích tụ bụi thì sẽ ngăn chặn cây hấp thụ ánh sáng, làm làm giảm khả năng quang hợp của cây. Kết quả là, bạn sẽ có được một cây mỏng manh và yếu ớt.
Hơn nữa, lá cây sạch sẽ tiếp tục giúp bạn thanh lọc không khí, hút bụi mịn, chất độc trong không khí, giúp bạn có môi trường sống trong lành hơn.