Máy giặt
Máy giặt là thiết bị điện cần thiết của mỗi gia đình, bạn thường sử dụng để giặt sạch quần áo nhưng bạn đã vệ sinh máy giặt chưa?
Có rất nhiều quần áo được giặt trong máy giặt hàng ngày, bạn có bao giờ nghĩ sau khi nước thải sạch chảy ra ngoài thì những sợi lông tơ, bụi bẩn, vi khuẩn còn sót lại sẽ đi đâu. Thực tế khi giặt sạch quần áo, nhiều chất bẩn sẽ không được xả trực tiếp. Nói chung, nó sẽ ở trong máy giặt, không chỉ làm tắc máy giặt mà còn bám vào thành trong của máy giặt.
Một số người nói rằng thành trong của máy giặt còn bẩn hơn cả bồn cầu, nếu không được vệ sinh kịp thời, nó sẽ để lại nhiều vi khuẩn trên quần áo và gây ngứa, đỏ da khi mặc lên người.
Nếu bạn muốn làm sạch thành bên trong của máy giặt, bạn có thể sử dụng viên sủi máy giặt, loại viên sủi này chỉ cần ném vào máy giặt. Nó sẽ tan khi tiếp xúc với nước, và khả năng tẩy rửa rất mạnh. Vừa vệ sinh máy giặt vừa có thể kháng khuẩn, diệt khuẩn.
Điện thoại
Di động là vật không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Rất nhiều người cả ngày không rời điện thoại, nhưng có lẽ chúng ta chưa biết “điện thoại còn bẩn hơn bồn cầu”. Một nghiên cứu của nước ngoài hiển thị, lượng vi rút và vi khuẩn trên mặt điện thoại nhiều gấp đôi nhà vệ sinh nam.
Theo các bác sỹ, vi khuẩn thường gặp nhất trên di động bao gồm nhiều loại khuẩn cầu, trực khuẩn trong đó có trực khuẩn đại tràng có thể làm cho người có thể chất kém như người già, trẻ em lây nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên đối với người có sức đề kháng bình thường thì ảnh hưởng không lớn.
Chuyên gia khuyến nghị, chúng ta sử dụng điện thoại đừng quên định kỳ khử trùng cho điện thoại để tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút trên đó. Biện pháp nhanh gọn nhất là mỗi tuần dùng cồn hoặc giấy ướt lau sạch điện thoại.
Miếng rửa chén
Theo một nghiên cứu của Charles Gerba - nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, nhà bếp chính là một trong những nơi mà vi khuẩn tụ tập nhiều nhất, kéo theo miếng rửa chén cũng bẩn không kém. Ông đã làm nhiều thí nghiệm và thu được những kết luận khiến ai nấy đều "hãi hùng".
Dựa trên kết quả phân tích vi khuẩn của Charles, trung bình sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa chén nhưng bồn cầu chỉ tầm 50 vi khuẩn/2.54cm2 mà thôi. Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia mỗi 20 phút, làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp.
Ngoài ra, một khám phá vào năm 2017 còn cho thấy, miếng rửa chén chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau như coliform, E.coli, Staphylococcus aureus và Campylobacter… làm cơ thể tiêu chảy, đau bụng hay nôn mửa cấp. Đáng sợ hơn, các chuyên gia Nhật Bản còn khẳng định độ bẩn của miếng rửa chỉ đứng sau cống thoát nước trong nhà mà thôi.
"Rửa chén vốn là công đoạn làm sạch bát đĩa nhưng nếu miếng bọt biển quá bẩn, chúng sẽ lây nhiễm chéo vi khuẩn cho nhau và gây bệnh nếu bạn ăn phải" - Janilyn Hutchings, chuyên gia về an toàn thực phẩm kiêm nhà khoa học thực phẩm của StateFoodSafety, chia sẻ. Vậy nên nếu không muốn "rước bệnh" về cho cả nhà, chị em tuyệt đối phải thay mới và vệ sinh miếng rửa chén thường xuyên.