Gần đây, ông Nguyễn Văn Trường liên tục xuất hiện trên nhiều tờ bào quốc tế nhờ ngôi nhà độc lạ của mình. Người đàn ông này lần đầu say mê đồ cổ vào năm 1986, một năm sau khi giải ngũ và trở về quê hương Kiều Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời gian đó, ông kiếm sống bằng nghề thợ mộc và có cơ hội vẽ bàn ghế cho một nhà sưu tập đồ cổ địa phương, người đầu tiên giới thiệu ông đến với vẻ đẹp của những đồ sứ truyền thống. Ông đã cảm thấy ấn tượng đến mức quyết định trở thành một nhà sưu tập, lùng sục khắp các tỉnh phía Bắc của Việt Nam để tìm kiếm những món đồ sứ truyền thống, và dành toàn bộ số tiền của mình để cố gắng mua được càng nhiều càng tốt.
Lối vào ngôi nhà gốm sứ của ông Trường (Nguồn: Oddycentral)
Nỗi "ám ảnh" với đồ sứ của ông Trường là điều khó có thể chấp nhận, ngay cả với gia đình ông, nhất là khi ông dành từng đồng cuối cùng để mua những chiếc đĩa này, sau đó vay mượn thêm từ hàng xóm, người thân và bạn bè.
Khắp mọi ngóc ngách của ngôi nhà đều được gắn bằng đĩa gốm sứ (Nguồn: Oddycentral)
Kế hoạch ban đầu của người đàn ông 58 tuổi là mua đồ sứ và bán đi kiếm lời, nhưng sau khi chứng kiến tình trạng "chảy máu đồ cổ" ở nước ngoài, ông ấy quyết định giữ lại tất cả. Vì vậy, thay vì bán các món đồ này, ông lưu giữ chúng cho đến khi có thể tìm ra những gì cần làm với chúng.
Một mặt của ngôi nhà độc đáo (Nguồn: Oddycentral)
Ông Trường cho biết ông sợ bộ sưu tập của mình sẽ bị đánh cắp hoặc bị hỏng nếu chỉ để trong nhà. Ông thậm chí còn tính đến việc sau khi ông qua đời, gia đình có thể bán các đồ sứ của ông. Vì vậy, để đảm bảo bộ sưu tập của mình có thể chịu đựng được thử thách của thời gian, ông đã quyết định gắn tất cả vào ngôi nhà của mình.
Những chiếc đĩa gốm sứ bên trong ngôi nhà (Nguồn: Oddycentral)
"Tôi nghĩ cách duy nhất để bảo vệ di sản của tổ tiên là gắn chúng vào các bức tường ngôi nhà của tôi", ông Trường nói. Vì vậy, một đêm, sau bữa tối, ông bắt đầu trộn vữa và gắn một số bát sứ trong bộ sưu tập của mình lên tường nhà. Sau đó, ông gắn đến hàng rào và cổng.
Tường rào bên ngoài cũng được gắn bằng đồ gốm sứ (Nguồn: Oddycentral)
Ngôi nhà của ông Trương hiện được bao phủ bởi gần 10.000 chiếc đĩa sứ, bát sứ và những bức ảnh về cơ ngơi độc nhất vô nhị trên mạng xã hội đã lan truyền khắp thế giới. Nhà sưu tập nói rằng hầu hết các vật dụng được gắn vào ngôi nhà của ông đều tương đối rẻ dù có một vài chiếc bát trong số đó có niên đại từ thế kỷ 17 và 18.
Nhà sưu tập đồ sứ Việt Nam không quan tâm đến giá trị tiền bạc của những món đồ này, tất cả những gì ông muốn là bảo tồn văn hóa của đất nước mình. Để đảm bảo di sản của mình sẽ tồn tại lâu hơn, ông đã nói với các con rằng họ được bán hoặc phá dỡ ngôi nhà sau khi ông qua đời. Họ có thể sống trong đó hoặc xây dựng nhà của riêng họ.