Lễ hóa vàng là lễ hóa hương vàng, quần áo, vàng mã để tiễn ông bà tổ tiên về âm cảnh sau những ngày đón Tết bên con cháu.
Sau lễ cúng Tết, lễ hóa vàng cũng được chú trọng không kém trong nét văn hóa người Việt. Bởi theo quan niệm nhân gian, phải có lễ tạ thì mới thể hiện được lòng tôn kính của con cháu, đồng thời là để cầu mong tổ tiên ban phước lành cho hậu thế, một năm nhiều may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.
Ngày làm lễ cúng hóa vàng không cố định và tùy thuộc vào mỗi gia đình, nhưng thường thì người ta làm vào này mùng 3 Tết. Tuy nhiên nhiều người quan niệm “mùng 3 Tết thầy” thì nên để ông bà, tổ tiên ở lại ăn Tết với con cháu, mùng 4 – 5 mới làm lễ hóa vàng.
Nhưng dù làm lễ hóa vàng vào ngày nào, làm lễ to hay nhỏ thì gia chủ cũng cần nhớ quy tắc “2 nên – 3 đừng” sau, có như vậy tổ tiên mới phù hộ, con cháu luôn gặp may mắn.
1. Khi đặt gà cúng lên bàn thờ, nên quay đầu gà hướng về bát hương
Không quá câu nệ mâm hóa vàng là chay hay mặn, nhiều hay ít, nhưng nếu là mâm mặn thì thường có một con gà trống. Bởi con gà tượng trưng cho 5 đức tính của người Việt là Văn – Võ – Dũng cảm – Nhân hậu – Trung tín. Mâm cúng có con gà sẽ thể hiện được lòng thành của con cháu với tổ tiên, đồng thời tượng trưng cho sự tốt lành và một tương lai tốt đẹp.
Gà cúng phải há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Gà cúng cần đặt lên đĩa to, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm hoa hồng đỏ. Ngoài ra, hướng đặt gà cúng rất quan trọng.
Nếu đặt gà cúng lên bàn thờ thì đầu gà nên hướng về bát hương với tư thế “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Ngược lại, nếu đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.
Nếu làm cỗ cúng ngoài trời, phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua. Cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.
2. Nên lấy vàng mã đã cúng trong ngày Tết ra hóa
Sau khi làm cơm cúng xong, gia chủ sẽ lấy vàng mã đã cúng trong ngày Tết ra hóa để tạ gia tiên, gia thần, không nên để lại trên bàn thờ. Hóa vàng cần thực hiện ở góc vườn hoặc sân sạch sẽ. Nơi hóa vàng thường phải được đặt 1-2 cây mía dài dùng làm đòn gánh cho linh hồn mang đồ cúng về cõi âm.
Lưu ý, phần tiền vàng hóa trước, phần đồ dùng hóa sau. Nếu trong nhà có người mới mất thì phần vàng mã phải được hóa riêng.
Khi lễ xong, gia chủ sẽ vái 3 vái, cầu mong gia tiên phù hộ con cháu. Sau đó xin phép thu lộc, chia lộc cho con cháu.
3. Nên vẩy vài giọt rượu cúng vào khi hóa vàng xong
Bởi người ta tin rằng, làm như vậy mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần hơ cây mía trên đóng tàn vàng.
4. Tuyệt đối đừng hạ đồ cúng trước khi hóa vàng xong
Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, đồng thời không được hạ cúng xuống bàn thờ trước ngày hóa vàng, trừ các đồ mặn, dễ bị thiu như xôi, thịt,…
Sau khi hóa vàng xong xuôi, gia chủ mới được hạ lễ xuống. Còn nếu để đèn hương trên bàn thờ tắt, hạ lễ trước khi hóa vàng thì sẽ phạm phải điều bất kính.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!