Bón phân cho cây trong nhà nhớ 3 “khẩu quyết” này, cây lớn nhanh như thổi, chồi non mọc tua tủa

Nếu không nắm được hết cách bón phân cho cây, bạn chỉ cần nhớ 3 “khẩu quyết” dưới đây là được.

Muốn cây phát triển tốt không chỉ cần đảm bảo về điều kiện môi trường sống (như ánh sáng, độ ẩm, không gian,…), cách tưới nước mà cách bón phân cho cây cũng rất quan trọng. Có bón phân thì cây mới có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, nếu không cây sẽ còi cọc, dễ bị sâu bệnh, khó đâm chồi nảy lộc, ra hoa và thậm chí là chết cây.

Việc bón phân cho cây không hề đơn giản, bởi có rất nhiều loại phân bón như phân bón hỗn hợp dạng hạt hoặc dung dịch dinh dưỡng, phân hữu cơ hoặc phân hóa học,… Đã vậy bạn cần phải bón phân tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của hoa, cây cảnh nữa. Tuy nhiên nếu không nắm được hết, bạn chỉ cần nhớ 3 “khẩu quyết” dưới đây là được.

1. Gợi ý bón phân cho cây lá trong nhà

Nếu trong nhà bạn chỉ trồng một số loại cây xanh ngắm lá, môi trường không được thoáng khí và ánh sáng ít, thì bạn không cần bón phân thường xuyên. Bởi, những cây này phát triển chậm, cần ít phân bón, vì vậy bạn nên kiểm soát việc bón phân. Nếu không, không những không thúc đẩy được sự phát triển của cây mà còn gây tổn thương cây.

Bón phân cho cây trong nhà nhớ 3 “khẩu quyết” này, cây lớn nhanh như thổi, chồi non mọc tua tủa - 1

Trong điều kiện môi trường như vậy, thông thường chỉ nên sử dụng phân tan chậm để bón. Rắc phân trực tiếp vào gốc cây, mỗi chậu khoảng 2-3gr, khoảng 6 tháng bón một lần là đủ.

Nếu môi trường trong nhà thông thoáng, ánh sáng tốt, cây cối sinh trưởng bình thường, ngoài việc bổ sung phân bón tan chậm 6 tháng một lần, bạn cũng có thể bổ sung một số loại phân bón hòa tan trong nước. Có thể bổ sung cho cây 3-4 tuần/lần và nồng độ pha có thể thấp hơn bình thường, tùy thuộc vào tình trạng của cây.

2. Gợi ý bón phân cho cây ngoài ban công

Ngoài ban công, ánh sáng và thông gió khá tốt, cây sinh trưởng tốt hơn nên có sự khác biệt nhất định khi bón phân cho cây trồng trong nhà.

Môi trường trong nhà kém thông gió, ánh sáng cũng kém hơn, không nên bón phân hữu cơ (bao gồm phân chuồng thông thường, phân bánh). Một khi bón phân hữu cơ cho cây trong nhà dễ thu hút côn trùng tới gần và bốc ra mùi hôi khó chịu.

Tuy nhiên với cây trồng trên ban công hay sân thượng, sân vườn, bạn có thể sử dụng phân hữu cơ, thông dụng nhất là phân cừu, phân trùn quế và phân bánh.

Bón phân cho cây trong nhà nhớ 3 “khẩu quyết” này, cây lớn nhanh như thổi, chồi non mọc tua tủa - 3

Phương pháp sử dụng phân hữu cơ rất đơn giản. Khi thay chậu cây, bạn có thể rải một lớp đất mỏng dưới đáy chậu hoa, sau đó cho phân hữu cơ vào. Phủ một lớp đất lên trên rồi đặt cây trồng vào trong, cho thêm đất vào là được.

Nếu là phân cừu hoặc phân trùn quế, bạn có thể trộn đều với đất. Nếu là phân bón tan chậm, khuyến khích nên rắc trên bề mặt đất trồng hoặc chôn nông xung quanh chậu.

3. Thêm phân bón hòa tan trong nước

Cây trồng ngoài trời cũng cần thường xuyên bổ sung các loại phân bón hòa tan trong nước, nhưng bạn cần chú ý tới nồng độ và tần suất.

Khi cây bắt đầu mọc cành lá mới, bắt đầu hình thành nụ hoa thì phải chú ý bón phân thường xuyên, tần suất bón phân thường là 1-2 tuần/lần.

Bón phân cho cây trong nhà nhớ 3 “khẩu quyết” này, cây lớn nhanh như thổi, chồi non mọc tua tủa - 4

Sau khi cành và lá của cây phát triển tươi tốt hơn, bạn có thể bắt đầu bổ sung phân bón đa năng và phân bón thúc để kích thích cây ra hoa. Khi cây ra nụ, bạn nên bón phân giàu nguyên tố phốt pho và kali, chẳng hạn như kali dihydrogen phosphate.

Khi thêm nước vào phân bón, bạn nên chú ý tới tỷ lệ pha, tránh pha quá đặc. Hơn nữa, cần đảm bảo phân được hòa tan hoàn toàn trong nước. Khi bón phân tan trong nước cho cây tốt nhất nên kết hợp phun qua lá và tưới vào gốc cây để đạt hiệu quả tối đa.

Có 3 cây lành này ngoài cửa, phú quý không ngừng chảy vào nhà, con cháu đời đời giàu sang