Trúc phát lộc có tên gọi khác là trúc phất dụ, trúc vạn niên, trúc tiêu hay trúc hạn vân,..có tên khoa học là Dracaena Surculosa. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng quần đảo Canary và vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, trồng phổ biến ở Trung Quốc và hiện nay cũng đã có mặt tại Việt Nam.
Cây trúc phát lộc có ý nghĩa mang lại may mắn, đại cát đại lợi, yên ấm cho gia chủ. Nhiều người còn quan niệm rằng nếu đặt một chậu trúc trên bàn trong nhà sẽ giữ cho gia đình luôn hạnh phúc, ít xảy ra xung đột, cãi vã. Còn nếu đặt cây trên bàn làm việc thì công việc làm ăn suôn sẻ, gặp nhiều điều may mắn, cơ hội và dễ dàng thăng tiến.
Tuy nhiên chăm sóc cây trúc phát lộc không phải dễ dàng bởi sau một thời gian cây sẽ bị vàng lá sinh trưởng không vượng. Để cây mãi “phát lộc”, bạn nên lưu ý 3 loại nước sau đây để cây sinh trưởng mạnh và không bị vàng lá.
Cây trúc phát lộc có ý nghĩa mang lại may mắn, đại cát đại lợi, yên ấm cho gia chủ.
Mực nước
Trồng một loại cây nào điều đầu tiên bạn cũng phải chú ý nhất đến là tưới nước, dù trồng thủy canh. Nhiều người sẽ nghĩ, cây trúc phát lộc trồng thủy canh sẽ rất dễ và tưới bao nhiêu nước, nếu đổ nhiều nước rễ sẽ dài ra khi nó hấp thụ nước, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai.
Nếu bạn bổ sung quá nhiều nước, thân cây sẽ dễ bị thối khi ngâm nước và ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của toàn bộ cây. Do đó mỗi khi thêm nước hay thay nước bạn phải chú ý mực nước không quá 10cm. Cây trúc phát lộc cần mực nước cao từ 3 – 8 cm. Như vậy bộ rễ mới đủ phát triển nhanh, chỉ cần bộ rễ phát triển và mọc dày có thể hút hết dinh dưỡng trong nước để cung cấp cho các lá mới trên ngọn, do vậy không nên bổ sung quá nhiều nước.
Cây trúc phát lộc cần mực nước cao từ 3 – 8 cm.
Chất lượng nước
Chất lượng nước trồng cây cũng vô cùng quan trọng bởi nước có tình kiềm sẽ kìm hãm sự phát triển của bộ rễ và kìm hãm hấp thụ được chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng vàng lá. Nếu chất lượng nước có tính kiềm thì nên dùng nước tinh khiết hoặc nước khoáng trực tiếp, cây sẽ không dễ bị vàng lá.
Ngoài ra, cây Trúc phát lộc nhạy cảm với những nguồn nước có chứa hàm lượng fluoride và chlorine. Bạn phải điều chỉnh nước thường xuyên, chẳng hạn như nhỏ một hoặc hai giọt giấm vào nước và thêm một ít sắt chelated. Điều này sẽ làm cho lá của cây xanh hơn và bộ rễ sẽ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên bạn cũng không nên bổ sung thường xuyên, chỉ cần thay nước và thêm một ít, giữ nước sạch, không dùng nước có tính kiềm, dùng nước có tính axit nhẹ là thích hợp nhất cho cây trúc phát lộc. Bạn nên dùng nước mưa, nước máy đã lắng, nước suối, và tốt nhất là nước đóng chai để trồng cây.
Chất lượng nước trồng cây cũng vô cùng quan trọng khi trồng cây.
Nếu bạn thấy cây trúc phát lộc có tình trạng mọc lá vàng thi có nghĩa nước của bạn không có chất dinh dưỡng hoặc chất dinh dưỡng trong nước ít bởi loại cây này phát triển nhờ vào hút chất dinh dưỡng trong nước.
Khi thấy tình trạng này bạn nên thay nước hàng tuần và bổ sung dinh dịch dinh dưỡng khi thay nước xong (dung dịch dinh dưỡng nên cho vào khi nước sạch). Hoặc bạn dùng phân bón dạng dung dịch. Lưu ý, không nên nhỏ giọt thường xuyên vì sẽ dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng trong nước, làm cho rễ bị thối, lá của cây trúc phát lộc cũng bị chuyển sang màu vàng.
Nhiệt độ nước
Ở Việt Nam có 4 mùa trong năm vì vậy mỗi một mùa bạn cần phải chú ý nhiệt độ nước sao cho thích hợp, nhất là mùa đông và mùa hạ. Thông thường cây trúc phát lộc ưa nhiệt độ ấm áp, thích hợp từ 18 – 32 độ C. Tránh ánh nắng mặt trời quá gắt có thể gây héo lá. Cây ưa ánh sáng được chiếu qua màng lọc.
Nhiệt độ nước khoảng 20 độ là thích hợp nhất.
Với mùa đông, nếu bạn trồng cây trong nhà, nhiệt độ nước khoảng 20 độ. Mùa đông nhiệt độ lạnh kéo theo nhiệt độ nước thấp nếu dùng nước lạnh khi thay nước sẽ gây hại cho bỗ rễ, còn mùa hè nhiệt độ cao, nhiệt độ nước cũng cao lên đến 30-40 độ nếu bạn dùng nước trực tiếp này sẽ khiến rễ cây tổn thương. Chính vì vậy khi thay nước cho cây bạn cần điều chỉnh sao cho nhiệt độ nước phù hợp.