Cho cây lưỡi hổ uống chút “nước men” này, chồi mới mọc tua tủa, đẻ cả chục cây

Cây lưỡi hổ có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, cách chăm sóc cây cũng tương đối đơn giản và dễ dàng.

Loại cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sánevieria trifasciata họ Asparagaceae với nhiều tên gọi khá thú vị khác nhau như: hổ vĩ, lưỡi cọp, hổ thiệt… Loại cây này thuộc cây thảo, mọc thẳng đứng với chiều cao trung bình khoảng 50cm. Cây lưỡi hổ là loại cây khá đặc biệt khi mà nó gần như không có thân trên mặt đất.

Lá của cây dày, dẹt, mọc thành bụi 5-6 lá có hình lòng thuyền rộng. Lá lưỡi hổ màu xanh bóng, 2 bên lá có viền màu vàng chạy dọc từ gốc tới ngọn. Hoa có màu trắng lục nhạt mềm mại, chia thành 6 cánh thuôn dài 3,5cm. Tuy nhiên người trồng lại khá hiếm khi nhìn thấy hoa của loại cây này. Quả cây lưỡi hổ mọng có 1-3 hạt.

Cho cây lưỡi hổ uống chút “nước men” này, chồi mới mọc tua tủa, đẻ cả chục cây - 1

Cây có nhu cầu nước trung bình, có lá xanh quanh năm, mang đến cho không gian cảnh quan của bạn sự thoáng mát, trong lành và dễ chịu. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, cách chăm sóc cây cũng tương đối đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm sao để lưỡi hổ lớn nhanh, cho nhiều chồi mới. Bí quyết nằm ở loại nước tưới được lên men mà mọi người đều có thể làm được ở nhà này: 

Cách làm nước tưới cây lưỡi hổ bằng đậu nành lên men

Đậu nành rất rất phổ biến trong cuộc sống, bạn có thể mua một ít đậu về nấu trong nồi nước nóng, vớt đậu nành ra, cho vào chai nhựa, thêm nước. Bạn có thể cho ít vỏ cam hoặc vỏ bưởi vào chai để khử mùi hôi tanh sinh ra trong quá trình lên men của đậu. Sau đó vặn nắp chai, để ngoài trời, ủ hoàn toàn trong khoảng 1 tháng, lúc này đậu nành sẽ lên men thành phân hữu cơ.

Cho cây lưỡi hổ uống chút “nước men” này, chồi mới mọc tua tủa, đẻ cả chục cây - 2

Lưu ý:

- Men này có thành phân hữu cơ nên sau khi hoàn thành sẽ có mùi hôi, vì vậy sau 1 tháng bạn nên vặn nắp chai và phơi ngoài trời một tuần trước khi dùng.

- Khi sử dụng nên pha loãng hoàn toàn theo tỷ lệ 1:20. Dung dịch nước bón đậu nành này được dùng mỗi khi tưới cây lưỡi hổ vì trong dung dịch có nhiều chất đạm, rất cần cho cây.

Ngoài tưới lưỡi hổ bạn cũng có thể dùng để tưới các loại cây khác vì nước này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển bộ rễ của cây, giúp cây nhanh ra chồi mới và mọc nhiều lá mới.

Cho cây lưỡi hổ uống chút “nước men” này, chồi mới mọc tua tủa, đẻ cả chục cây - 3

Đối với lưỡi hổ, chồi cây sẽ mọc nhanh hơn, cho nhiều cây con hơn. Những cây con này bạn có thể tách ra thành những cây riêng mang tặng bạn bè, hàng xóm hoặc đơn giản là chia thành nhiều chậu trang trí trong nhà. 

Cách trồng cây lộc vừng trong chậu tại nhà hợp phong thủy
Theo Nhật Linh (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)