Ấm siêu tốc là thiết bị gia dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước châu Á. Nhờ có công suất cao và bộ mâm nhiệt truyền nhiệt nhanh, thiết bị này có khả năng đun sôi nước một cách nhanh chóng chỉ trong vòng vài phút. Ấm siêu tốc có thể dùng để đun nước tắm, nấu trà, pha sữa, pha cà phê,.. rất tiện lợi.
1. Tại sao dù rất tiện lợi nhưng người nước ngoài ít sử dụng ấm siêu tốc?
- Điện áp ở nước ngoài khác với điện áp của nước ta
Hầu hết các hộ gia đình ở nước Mỹ sử dụng điện áp 100 - 127V. Tuy nhiên, Anh và các quốc gia khác lại sử dụng điện áp cao hơn, từ 220 - 240V.
Điều này có nghĩa là bình đun siêu tốc ở Mỹ sẽ không đun sôi nước nhanh như ở những nơi khác trên thế giới. Trong trường hợp này không thể nói ấm đun nước điện tiện lợi hơn.
- Sự khác biệt trong thói quen ăn uống
Hầu hết người Việt và người châu Á đều thích uống trà, nhưng người nước ngoài không quen uống trà. Thay vào đó, họ thích uống café hơn. Chính vì vậy, họ thường bỏ tiền ra mua máy pha café thay vì mua ấm điện đun nước nóng.
2. Những lưu ý khi sử dụng ấm siêu tốc
- Không nên đun nước liên tục
Đun nước liên tục trong thời gian dài sẽ khiến cho mâm nhiệt của ấm siêu tốc quá tải dẫn đến việc dễ bị cháy nổ. Vì vậy, bạn nên để một khoảng thời gian nghỉ nhất định giữa các lần đun nước để mâm nhiệt nguội bớt, đảm bảo độ bền cho ấm.
- Không đổ cạn nước khỏi ấm ngay sau khi nước sôi
Sau khi nước đạt tới 100 độ C, công tắc điện đã ngắt nhưng nước vẫn tiếp tục sôi do mâm nhiệt của ấm vẫn còn nóng. Nếu bạn đổ hết nước ra khỏi ấm ngay sau đó có thể khiến mâm nhiệt dễ hư hỏng. Vì vậy, bạn nên để lại khoảng 15ml nước trong ấm để tăng tuổi thọ cho thiết bị.
- Đậy nắp kín khi đun nước
Nếu không đậy nắp kín khi đun nước thì thiết bị sẽ tốn nhiều thời gian hơn để làm sôi nước, từ đó làm tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Ngoài ra, hành động này còn khiến điện không tự ngắt khi nước sôi. Nếu cứ đun nước đến cạn, nguy cơ cháy hỏng ấm là rất cao, rất nguy hiểm.
- Không đổ nước vào ấm ít hơn mức tối thiểu và nhiều hơn mức tối đa
Bên trong ấm siêu tốc có vạch chia mực nước, có mức tối thiểu “Min” và mức tối đa “Max”. Trong trường hợp đổ ít hơn mức tối thiểu, nếu ấm siêu tốc sẽ không có chế độ ngắt an toàn, nước khi đun sôi có thể bị cạn gây cháy mâm nhiệt, cháy. Nếu ấm siêu tốc có chế độ tự ngắt an toàn thì đổ ít nước cũng ảnh hưởng tới độ bền của ấm.
Nếu đổ nhiều hơn mức tối đa, khi nước sôi thì nước sẽ trào ra ngoài, chảy vào các bộ phận bên trong ấm gây chập mạch, cháy nổ.
- Rút điện ra khỏi phích khi không sử dụng
Sau một thời gian sử dụng, công tắc của ấm siêu tốc có thể gặp vấn đề hoặc có vật gì đó đè lên, nên nó sẽ tự động chạy ngoài ý muốn. Việc này rất nguy hiểm, vì thế tốt nhất bạn nên rút điện ra khỏi phích cắm khi không sử dụng để tránh sự cố ngoài ý muốn.
- Tránh trữ nước trong ấm siêu tốc
Việc lưu trữ nước trong ấm siêu tốc sẽ dẫn đến tích tụ vôi, khiến ấm đun nước bị rỉ sét và làm hỏng thiết bị. Vì thế, tốt hơn hết bạn không nên trữ nước trong ấm siêu tốc.
- Vệ sinh ấm siêu tốc thường xuyên
Sau một thời gian sử dụng, bên trong ấm điện sẽ bị đóng cặn. Nếu không vệ sinh, việc này sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khiến ấm chậm sôi hơn. Ngoài ra, cặn bẩn bám dày dưới đáy bình khiến cho rơle đo nhiệt độ bị hỏng, khiến ấm có thể tự ngắt khi nước chưa sôi. Do đó, bạn cần vệ sinh ấm siêu tốc thường xuyên.