Choáng váng với dụng cụ làm bếp quen thuộc chứa “ổ vi khuẩn” nguy hiểm gây hại cho sức khỏe

Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bề mặt thớt bẩn gấp 200 lần bồn cầu nhưng đa phần bà nội trợ không chú ý đến việc làm sạch nó.

I. Nguy hiểm đến từ thớt bẩn

Theo tờ Huffington Post, nghiên cứu được ủy quyền bởi Hội đồng vệ sinh toàn cầu cho biết, 40% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên thế giới do vấn đề vệ sinh, trong đó, thớt là vật dụng chúng ta thường tiếp xúc hàng ngày trong nhà bếp nhưng được bảo quản đúng cách, gây nguy cơ nhiễm nhiều loại vi khuẩn có hại bao gồm: vi khuẩn gây viêm dạ dày , viêm ruột, sốt thương hàn Salmonella, vi khuẩn gây tiêu chảy E.coli. Nguy hiểm nhất phải kể đến độc tố Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc.

Choáng váng với dụng cụ làm bếp quen thuộc chứa “ổ vi khuẩn” nguy hiểm gây hại cho sức khỏe - 1

Thớt được sử dụng trong một thời gian dài là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: "Dùng chiếc thớt quá lâu và chỉ dùng một thớt cho các loại thức ăn là sai lầm của nhiều người". Ông Thịnh nhấn mạnh: "Aflatoxin hình thành các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào gây ung thư".

Bên cạnh đó, nhiều gia đình chỉ dùng 1 chiếc thớt cho các loại thức ăn nên dễ bị nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa,… Tại Anh, tờ The Sun cho biết, có đến 1/5 gia đình không thay thớt mới trong 5 năm và 1/9 gia đình chưa từng thay thớt bao giờ. Một cuộc khảo sát do công ty Sainsbury’s Home thực hiện cho thấy khoảng 40% trong 2.000 người được hỏi khắp nước Anh đang phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh liên quan an toàn vệ sinh thực phẩm do dùng chung một tấm thớt để cắt thịt và cắt rau quả.

II. Những sai lầm khiến thớt trở thành 'ổ vi khuẩn'

1. Sử dụng thớt kém chất lượng

Choáng váng với dụng cụ làm bếp quen thuộc chứa “ổ vi khuẩn” nguy hiểm gây hại cho sức khỏe - 3

Khi sử dụng thớt gỗ kém chất lượng:

+ Ưu điểm: độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn.

+ Nhược điểm: dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn.

Ngoài ra, khi cắt thức ăn, nước và thực phẩm sẽ dễ đi theo thớ gỗ, thẩm thấu vào bên trong, khó làm sạch. Nếu bạn tiếp tục cắt thức ăn thì mùn gỗ sẽ bị trộn lẫn vào thực phẩm sạch, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.

2. Sử dụng cả 2 mặt thớt

Việc sử dụng 1 chiếc thớt cho tất cả các loại thực phẩm rất nguy hiểm và sử dụng 2 mặt thớt cũng không khá hơn. Trên thực tế, mặt thớt để kê xuống nền nhà, kệ bếp rất bám bẩn, vi khuẩn, vi trùng sẽ bám vào. Bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín.

Choáng váng với dụng cụ làm bếp quen thuộc chứa “ổ vi khuẩn” nguy hiểm gây hại cho sức khỏe - 4

3. Không vệ sinh thớt đúng cách sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng thớt, việc cọ rửa theo cách thông thường rồi treo khô sẽ không đảm bảo vệ sinh do chúng ta không thể quan sát vi khuẩn bằng mắt thường. Thay vì rửa thớt với nước lạnh, bạn nên rửa chúng bằng vòi nước ấm hoặc nóng. Sau khi rửa xong, dựng thớt lên để ráo nước, không để ngang sẽ khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

4. Không thay thớt sau thời gian dài sử dụng

Sau một thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, thức ăn bám vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Do đó, thớt dùng cho thức ăn chín nên được thay khoảng từ 6-8 tháng/lần.

III. Cách sử dụng thớt an toàn

1. Rửa thớt bằng nước nóng và xà phòng

Choáng váng với dụng cụ làm bếp quen thuộc chứa “ổ vi khuẩn” nguy hiểm gây hại cho sức khỏe - 5

Để rửa trôi hết thực phẩm bám trên thớt, nên làm sạch đúng cách sau mỗi lần sử dụng. Đầu tiên, làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.

2. Phơi thớt khô trong không khí

Sau khi cọ rửa, dựng hoặc tốt nhất là treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.

3. Khử trùng thớt

Thớt kháng khuẩn chứa triclosan. Tuy nhiên, các nghiên cứu chứng minh rằng thành phần này không hiệu quả trong việc phòng chống các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, việc rửa thớt nhiều cũng sẽ làm giảm hàm lượng các chất kháng khuẩn có trên thớt.

Choáng váng với dụng cụ làm bếp quen thuộc chứa “ổ vi khuẩn” nguy hiểm gây hại cho sức khỏe - 6

Tùy thuộc vào kết cấu, độ xốp và khả năng hấp thu nước của gỗ, mỗi loại thớt sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Vì vậy, cần phải khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nước điện phân trung tính, các loại nước có chứa acid lactic và dung dịch có chứa amoni bậc 4 có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.

Cách để khử trùng thớt gỗ như sau:

- Chuẩn bị:

+ Chanh hoặc giấm táo

+ Dung dịch tẩy rửa

- Cách làm:

+ Pha hỗn hợp với công thức: 15ml dung dịch tẩy rửa + 4,5l nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa + 950ml nước.

+ Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt hỗn hợp lên bề mặt thớt.

+ Để ngâm trong khoảng 1-5 phút.

+ Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí.

Cố gắng khử trùng thớt ít nhất 1 lần/tuần.

Choáng váng với dụng cụ làm bếp quen thuộc chứa “ổ vi khuẩn” nguy hiểm gây hại cho sức khỏe - 7

4. Bảo dưỡng thớt bằng dầu

Thớt gỗ bị khô sẽ rất dễ bị nứt, hỏng hoặc vỡ nên cần được bảo dưỡng định kỳ để giữ độ ẩm và kéo dài thời gian sử dụng.

- Chuẩn bị:

Các loại dầu khoáng như: dầu parafin lỏng hoặc dầu phong.

- Cách làm:

+ Sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ để thoa dầu khoáng lên bề mặt cho đến khi thớt ẩm.

+ Ngâm thớt qua đêm hoặc vài giờ trước khi sử dụng.

Bạn nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần/tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Không dùng vải để lau thớt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khăn lau bếp cũng là ổ vi khuẩn trong căn bếp. Sau khi chuẩn bị thực phẩm sống, bạn nên tránh sử dụng khăn vải vì sẽ làm nhiễm vi khuẩn lên khăn lau từ những thực phẩm này, sau đó lây lan xung quanh bếp khi bạn lau bề mặt tiếp theo.

Choáng váng với dụng cụ làm bếp quen thuộc chứa “ổ vi khuẩn” nguy hiểm gây hại cho sức khỏe - 8

6. Sử dụng thớt riêng

Đây là lưu ý quan trọng khi chế biến thức ăn. Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng riêng biệt và không để lẫn các loại thớt với nhau. Cách đơn giản nhất là đánh dấu hoặc sử dụng các loại thớt khác nhau, dễ phân biệt bằng mắt để tránh nhầm lẫn cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình.

7. Thay thế thớt thường xuyên

Bạn cần phải thay thế thớt khi chúng trông cũ và trầy xước. Khi đó, chúng sẽ quá bẩn để được làm sạch đúng cách. Vi khuẩn và thức ăn sẽ ẩn náu trong các vết nứt và kẽ hở, thậm chí không thoát ra ngoài khi rửa sạch. Cách tối ưu nhất để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm là bạn nên mua một chiếc thớt mới.

Đặt chai nhựa vào bồn rửa bát có công dụng tuyệt vời, tiếc là giờ tôi mới biết