Quét chút keo hay hồ dán pha loãng lên kính
Để giúp cửa kính không bị bám hơi nước nhưng vẫn giữ được độ sáng bóng, có một mẹo đơn giản là bôi nhẹ chút keo hoặc hồ dán pha loãng - những nguyên liệu cực kỳ rẻ tiền và dễ kiếm.
Cách sử dụng:
- Đầu tiên, bạn bôi một chút keo lên bề mặt kính và xịt nước lên.
- Tiếp theo, dùng tay thoa đều hoặc chổi để quét khắp mặt kính.
- Sau đó, dùng khăn giấy lau sạch.
Bề mặt kính sau khi được bôi lớp keo hoàn toàn không bị đọng nước và hấp hơi bất kể trời nồm ẩm.
Nếu để kính hấp hơi nước nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cửa, tay nắm cửa cũng sẽ nhanh hỏng.
Bôi xà phòng lên mặt kính
Tương tự với sử dụng keo dán, xà phòng cũng là một trong cách đơn giản và rẻ tiền để ngăn cửa kính gặp hiện tượng “toát mồ hôi”.
Cách sử dụng:
- Đầu tiên, chà một lớp xà phòng lên mặt kính rồi xịt nước.
- Tiếp theo, lau sạch hai mặt kính bằng một tấm khăn mềm.
Bề mặt kính sẽ trở nên bóng hơn, không còn hơi nước, giảm đáng kể tình trạng hấp hơi.
Sử dụng vôi bột
Không chỉ hiệu quả nhanh chóng mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí, vôi sống là một trong những lựa chọn tuyệt vời trong việc hút ẩm trong nhà. Vôi sống (CaO) khi tác dụng với hơi nước (H2O) sẽ sinh ra phản ứng hóa học giúp hút bớt được lượng hơi ẩm trong không khí.
Cách sử dụng:
- Dùng 10-15kg vôi sống.
- Chia lượng vôi vào các thùng bìa nhỏ rồi để dưới gầm ghế, gầm giường, hoặc góc nào đó trong căn phòng của bạn.
Lưu ý: Vôi sống tuy có tác dụng nhanh nhưng chi sử dụng được một lần.
Sử dụng than than củi hoặc than hoạt tính
2 loại than này có hiệu quả tương tự nhau trong việc hút ẩm, thường được đặt ở nơi ẩm mốc xuất hiện nhiều. Than củi sau khi được xử lý ở nhiệt độ cao, bên trong sẽ là những khoảng rỗng giống miếng bọt biển giúp chúng hút ẩm hiệu quả lại vô cùng tiết kiệm.
Cách sử dụng:
- Chia lượng than vào các thùng bìa nhỏ rồi để dưới gầm ghế, gầm giường, hoặc góc nào đó trong căn phòng của bạn.
Lưu ý: Nếu bạn sử dụng than củi khô thì có thể dùng lại nhiều lần. Tuy nhiên hiệu quả hút ẩm của than củi khô không bằng vôi sống.
Mở hé cửa
Khi trời mưa, hay nồm ẩm, nhiệt độ trong nhà ấm hơn ngoài trời cùng độ ẩm không khí cao dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ, hơi nước sẽ ngưng tụ lại bề mặt kính.
Nên mở hé cửa thường xuyên và đóng rèm cửa để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời cân bằng, giúp hơi nước không ngưng tụ được. Nếu sử dụng cửa kính lùa, bạn sẽ phải mở hé lùa để tạm cân bằng nhiệt độ.