Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và có tới hơn 70 loại khác nhau như lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh,…Nhưng, phổ biến nhất là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.
Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trong việc trừ tà, đẩy lùi những điềm xấu và mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Đáng nói, nhiều người còn cho rằng nếu cây lưỡi hổ ra hoa thì năm đó gia chủ sẽ làm ăn thuận buồm xuôi gió, tài lộc dồi dào.
Hơn nữa, đây là một loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, có khả năng hút hơi nước và loại bỏ khí độc hại, thanh lọc không khí. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người thích đặt chậu cây lưỡi hổ trong nhà.
Tuy nhiên, trồng cây lưỡi hổ có một điều cấm kỵ, thường cứ 10 người thì có tới 9 người mắc lỗi. Đó chính là đặt cây ở nơi thiếu ánh sáng.
Khi nói điều này, chắc hẳn nhiều người sẽ hỏi chẳng phải cây lưỡi hổ là cây sống được trong bóng râm sao? Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Thực ra, cây lưỡi hổ là cây ưa sáng, chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp và có thể thích nghi tốt với điều kiện bóng râm bán phần.
Cho nên, khi trồng lưỡi hổ trong nhà, bạn nên đặt nó ở những nơi có ánh sáng tốt như phòng khách, ban công. Khi được đáp ứng nhu cầu ánh sáng, cây sẽ quang hợp tốt hơn, từ đó lá sẽ rộng hơn, có màu xanh thẫm đẹp mắt, các viền vàng trên lá sẽ rõ hơn, cây cũng dễ nảy chồi, nở hoa hơn.
Ngược lại, nếu đặt cây trong tối, bóng râm lâu ngày dễ khiến cây sinh trưởng chậm, lá mỏng và không to, lá bị úa vàng và mềm oặt đi. Cây còn khó mọc chồi chứ đừng nói là bung hoa.
Ngoài cung cấp đủ ánh sáng, muốn cây lưỡi hổ phát triển tốt thì bạn nên chú ý những điều sau:
- Đất: Cây lưỡi hổ thích đất cát tơi xốp, thoáng khí. Nếu trồng bằng đất mục thì cần trộn 50% cát sông, nếu trồng ở đất giàu dinh dưỡng thì bạn nên trộn thêm 30% đá trân châu. Thay bầu đất mỗi năm một lần.
- Tưới nước: Cây lưỡi hổ chịu được hạn, chịu úng kém nên sợ tích nước. Vì vậy, khi đất chậu khô hoàn toàn thì bạn hẵng tưới nước, chỉ nên tưới nước 2 lần/tuần là đủ.
- Bón phân: Loại cây này chịu được cằn cỗi tương đối tốt, chỉ cần đáp ứng đủ yêu cầu về ánh sáng và đất thì bạn không cần bón phân cho cây. Nếu muốn cây lưỡi hổ phát triển tốt hơn, bạn có thể rắc một ít phân tổng hợp lên bề mặt đất là được.