Khăn mặt, khăn tắm là những vật dụng cá nhân được sử dụng thường xuyên hàng ngày, nhưng hầu như ít người để ý rằng hai loại khăn này phải có cách giặt đúng và chăm chỉ giặt. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, nếu bạn không giặt khăn tắm sau 2 lần sử dụng thì đây sẽ là môi trường sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm, mầm bệnh, cơ thể sẽ mắc những bệnh như: mẩn ngứa, nấm, mụn...
Tuy nhiên khi giặt khăn bạn nên lưu ý những điều sau kẻo khăn vừa mua chẳng mấy chốc lại hỏng.
1. Sử dụng nước xả làm mềm vải
Nước xả làm mềm vải thực ra lại làm giảm khả năng thấm nước của khăn tắm và làm hỏng sợi vải. Chính vì vậy, chẳng mấy chốc bạn sẽ lại phải mua chiếc khăn mới để thay thế. Ngoài ra, nước làm mềm vải sẽ lưu lại mùi trên khăn.
2. Giặt bằng nước nóng
Không ít người nghĩ rằng, giặt khăn trong nước có nhiệt độ cao sẽ giúp diệt sạch vi khuẩn, khăn nhanh sạch và mềm mại hơn, nhưng suy nghĩ đó lại hoàn toàn sai lầm.
Theo chuyên gia, bạn nên giặt khăn với nước lạnh. Bởi nhiệt độ thấp không khiến sợi vải bị xù ra, các vết bẩn dễ được làm sạch, cũng như không làm mất màu sắc của khăn.
3. Không treo khăn lên cao cho khô sau khi dùng
Sau khi sử dụng, nhiều người thường cuộn khăn hoặc gấp khăn lại. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, khiến khăn sớm phải thay. Tốt nhất, sau khi giặt khăn, nên làm khô chúng. Sau khi lau khô cơ thể mà chưa muốn giặt khăn ngay, hãy treo khăn vào nơi thông thoáng.
4. Giặt chung quần áo và khăn
Vì vậy, để kéo dài "tuổi thọ" của khăn bằng cách giặt riêng khăn, tránh "tham lam" mà giặt quá nhiều khăn một lúc.
5. Giặt khăn bằng quá nhiều bột giặt, chất tẩy
Dùng quá nhiều bột giặt/nước giặt có thể khiến khăn bị cứng. Vì thế, khi giặt khăn, bạn nên dùng một lượng bột giặt ít hơn thông thường hoặc nên chọn những chất tẩy rửa có nồng độ nhẹ hơn, ví dụ bột giặt/nước giặt cho trẻ em.
6. Sấy ở nhiệt độ cao
Sấy khăn ở nhiệt độ cao quá lâu là nguyên nhân chủ yếu khiến cho khăn tắm nhà bạn nhanh hỏng, thô ráp và khô xơ. Hãy lựa chọn mức độ và nhiệt độ sấy phù hợp nếu sử dụng máy sấy quần áo để sấy khăn, tốt nhất chỉ nên sấy đến khi khăn gần khô, sau đó phơi ở nơi thoáng mát để khăn khô tự nhiên.