Có thể bạn không biết, ngoài nước vo gạo, rượu cũng là một trong những loại nước mà cây cảnh rất thích. Đặc biệt nếu biết tưới loại nước có cồn này cho cây cảnh đúng thời điểm thì không chỉ có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất mà còn kích thích sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ.
1. Tác dụng của rượu đối với cây
Sát trùng
Nếu như phát hiện cây cối mọng nước đã lây nhiễm rệp, rệp sáp… bạn có thể lấy rượu trắng dùng nước sạch hòa loãng với tỷ lệ khoảng 1:3, rồi sau đó dùng tăm bông chấm một chút dung dịch rượu trắng, bôi lên những chỗ lây nhiễm côn trùng gây hại thì có thể nhẹ nhàng đạt được hiệu quả sát trùng. Cách làm này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, đáng để thử nghiệm.
Khử nấm diệt khuẩn
Vào thời cổ đại, người ta sử dụng rượu trắng để khử nấm diệt khuẩn. Vì thế khi trồng hoa, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng rượu trắng để đạt được hiệu quả khử nấm tương tự.
Trong quá trình trồng hoa, khi tỉa cây hoặc thay chậu thay đất cho cây, sau khi dùng kéo cắt cành bệnh của cây hoặc là lá cây thối, nếu trước mắt không có dung dịch nào như thuốc tím… bạn có thể sử dụng rượu trắng thay thế, khử trùng miệng vết thương của thực vật. Nhớ pha loãng rượu với 4-5 lần nước trước khi sử dụng.
Thúc đẩy hoa nở
Do phần lớn rượu trắng đều được lên men từ ngũ cốc, vì thế trong đó có chứa hàm lượng hợp chất có lợi đối với sự sinh trưởng của thực vật, sau khi rượu trắng ngấm vào trong đất thì có thể được vi sinh vật phân giải thành axit acetic… có lợi cho việc cây cối sinh trưởng nhanh chóng.
2. Những loại cây "thích uống rượu" nhất
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào.
Vào thời kỳ sinh trưởng của cây lưỡi hổ, nếu không muốn bón phân thì bạn có thể sử dụng thứ nước có cồn là rượu pha loãng để tưới cho cây cảnh. Bạn có thể dùng rượu pha loãng với nước theo tỉ lên 1:800 rồi tưới trực tiếp vào đất để giúp đất tơi xốp, thoáng khí, rễ cây mập hơn. Sau 2-3 lần sử dụng loại nước "thần kỳ" này để tưới cây, bạn sẽ thấy cây lưỡi hổ cao lên rõ rệt.
Cây hoa dành dành
Cây hoa dành dành thường được trồng ở đình, chùa, nơi trang nghiêm, trong các biệt thự sang trọng hay trồng trong chậu để trang trí nhà, văn phòng, bàn làm việc,… Ngoài vẻ đẹp thanh thoát, tỏa hương thơm nhẹ nhàng, cây hoa dành dành còn mang lại nhiều giá trị trong cuộc sống, do đó nó rất được săn đón và là lựa chọn sáng giá cho những ai yêu thích cây cảnh.
Trong quá trình cây dành dành sinh trưởng và phát triển, bạn có thể pha loãng rượu theo tỷ lên 1:1600 để làm nước tưới đổ vào đất trồng cây. Mỗi tháng tưới rượu cho cây hoa dành dành một lần sẽ giúp cho lá của cây canh hơn, thúc đẩy bộ rễ phát triển, cây cảnh ra nhiều cành và hoa hơn.
Lưu ý: Nếu bạn đã sử dụng rượu làm nước tưới cho cây dành dành thì không nên sử dụng các loại phân bón khác trong quá trình này.
Cây lan càng cua
Lan càng cua hay còn gọi là hoa nhật quỳnh, tiểu quỳnh, với hình dáng vô cùng đặc biệt, màu sắc rực rỡ đã cuốn hút nhiều người yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên và trở thành thú vui tao nhã của những người trồng cảnh.
Những nhành lan càng cua luôn mang lại một vẻ đẹp đối lập hài hòa, nét cứng cáp nhưng lại mềm mại của dáng hoa, điểm thêm những bông hoa rực rỡ. Vì vậy, loài hoa này đại diện cho một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt nhưng lại lặng lẽ, thủy chung.
Trừ thời kỳ ra hoa thì cây lan càng cua gần như chỉ phát triển lá. Thời kỳ ra hoa là thời kỳ cây cảnh này cần nhiều chất dinh dưỡng nhất để thúc đẩy quá trình ra hoa trở lên mạnh mẽ hơn. Cũng như 2 loại cây trên, khi thấy cây lan càng cua bắt đầu ra hoa bạn có thể sử dụng rượu với tỷ lệ 1:500 để làm nước tưới.
Khí cacbonic và chất dinh dưỡng trong loại nước có cồn này có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cây cảnh, tăng hoạt động của các tế bào lá, giúp lá căng mọng, đẹp đẽ, ngay cả trong mùa hè nóng nực, lá cây lan càng cua sẽ không bị mỏng đi mà còn trở lên mập mạp hơn.