Tại sao ngày càng nhiều người không làm rào chắn ban công?
Sở dĩ nhiều người không làm rào chắn ban công vì kiểu thiết kế này mang lại khá nhiều rắc rối, cụ thể như sau:
- Giảm hiệu quả sử dụng không gian
Một ban công mở chỉ có thể sử dụng cho mục đích trồng cây, phơi đồ hoặc ngắm cảnh vào những ngày thời tiết thuận lợi. Trong phần lớn thời gian còn lại, không gian này bị “bỏ không”, gây lãng phí diện tích, đặc biệt với những căn hộ nhỏ vốn cần tận dụng tối đa từng mét vuông.
- Khả năng cách âm kém
Một trong những hạn chế lớn nhất của ban công có rào chắn là không có khả năng ngăn chặn tiếng ồn, đặc biệt với các căn hộ gần mặt đường, bến xe hoặc khu vực đông người. Với kết cấu hở, ban công kiểu này gần như “mở toang” cho mọi âm thanh từ bên ngoài xâm nhập vào trong nhà.
Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tiếng ồn kéo dài còn gây ra căng thẳng tâm lý, mất tập trung khi làm việc hoặc học tập. Đây là điều không thể xem nhẹ trong bối cảnh ngày càng nhiều người làm việc tại nhà.
- Không bảo vệ khỏi thời tiết
Rào chắn ban công không ngăn được gió lớn, mưa tạt hay nắng gắt,… Đây là những yếu tố phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM.
Điều này khiến ban công thường xuyên bị ẩm mốc, đồ vật dễ hỏng và người dùng không thể tận dụng không gian này một cách thoải mái quanh năm.
- Nhiều bụi, côn trùng
Một vấn đề phổ biến khác với ban công mở là khó kiểm soát bụi bẩn và côn trùng, đặc biệt ở những khu vực gần đường lớn hoặc có mật độ dân cư cao. Không chỉ bụi mịn từ ngoài trời dễ dàng lùa vào phòng khách qua khe cửa, mà côn trùng như muỗi, ruồi cũng xuất hiện thường xuyên, dù nhà ở tầng cao.
Tình trạng này không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già, những đối tượng dễ mẫn cảm với bụi mịn và muỗi đốt.
- An toàn không đảm bảo tuyệt đối
Rào chắn ban công, đặc biệt là các loại làm từ kim loại hoặc bê tông, kính, thường có độ cao từ 1 đến 1,2 mét. Tuy nhiên, trong thực tế, chiều cao này không đủ an toàn, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng.
Trẻ nhỏ hoặc thú cưng có thể trèo lên thành ban công hoặc luồn qua khe hở, dẫn đến nguy cơ tai nạn rơi từ trên cao xuống. Đây là một hiểm họa không ít lần được ghi nhận tại các khu chung cư.
Thiết kế thay thế ban công rào chắn
Ngày càng nhiều người loại bỏ rào chắn ban công truyền thống và thay bằng bằng thiết kế bịt kín. Làm kín ban công không chỉ giúp tránh các phiền toái kể trên mà còn tăng hiệu quả sử dụng không gian. Đặc biệt là nhà có phòng khách nhỏ, việc làm kín ban công sẽ giúp mở rộng diện tích sử dụng trong nhà.
Ngoài ra, còn tiết kiệm năng lượng, vì cửa sổ kín giúp chắn gió lạnh mùa đông, cản nắng nóng mùa hè, giảm tải cho điều hòa, từ đó giúp tiết kiệm điện.
Thiết kế ban công kín.
Làm thế nào để bịt kín ban công?
Nếu ban quản lý tòa nhà không can thiệp, bạn hoàn toàn có thể bịt kín ban công tùy theo tình hình thực tế của gia đình. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc ban công có được bịt kín hay không không do cư dân quyết định, mà phụ thuộc vào quy định và sự can thiệp của ban quản lý. Dưới đây là 4 phương án gợi ý, dù ban quản lý có đồng ý hay không, vẫn có thể thực hiện được:
- Cửa gấp (cửa xếp)
Cửa gấp là loại cửa có thể gập lại theo chiều ngang nhờ các bản lề, sau khi gấp có thể đẩy gọn sang bên, không chiếm diện tích. Vừa tiện dụng vừa thẩm mỹ, loại cửa này phù hợp với nhiều kiểu ban công, từ căn hộ nhỏ đến ban công rộng.
Đặc biệt với các căn hộ diện tích nhỏ, việc dùng cửa gấp để bịt kín ban công còn giúp phòng khách nhìn thông thoáng, rộng rãi hơn.
Khi lắp đặt, bạn cần xác định sớm từ giai đoạn làm cửa sổ để chừa chỗ cho khung cửa và cột, đảm bảo cửa thẳng hàng với trần. Trần cần có rãnh lõm để giấu phần gập của cửa, giúp tăng tính thẩm mỹ. Cần chú ý chiều rộng của rãnh phơi đồ để không va chạm với cửa khi mở ra.
- Cửa trượt nặng (cửa lùa chắc chắn)
Cửa trượt loại nặng có kết cấu chắc chắn, khả năng cách âm, kín gió và chống trộm tốt, đồng thời tích hợp khóa an toàn, rất phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ.
Dùng loại cửa này để bịt kín ban công mang lại nhiều lợi ích như thoáng khí, lấy sáng tốt, chống gió mưa, giữ cho ban công luôn gọn gàng sạch sẽ, và dễ sử dụng, chỉ cần kéo ra là có thể đóng kín ban công, mở ra là có ngay không gian mở.
Lưu ý kỹ thuật: Với tầng thấp, độ dày khung cửa 1.6mm là đủ. Tầng cao hoặc nơi có gió mạnh cần khung dày từ 2.0mm trở lên để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nên chọn ray trượt có chức năng thoát nước, vừa dễ tháo lắp bảo trì, vừa thoát nước tốt khi trời mưa.
- Rèm cuốn chống gió điều khiển điện
Rèm cuốn chống gió được điều khiển bằng mô-tơ, có thể vận hành bằng remote, công tắc hoặc ứng dụng điện thoại, rất tiện lợi. Sản phẩm này có nhiều lựa chọn về màu sắc và độ xuyên sáng.
Với những khu chung cư không cho xây dựng thêm hay bịt kín ban công, rèm chống gió là giải pháp thay thế cực kỳ hợp lý. Dù không kín hoàn toàn, nó vẫn giúp che nắng, chống nóng, ngăn gió mưa, bụi bẩn và côn trùng.
Đặc biệt, với gia đình có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi, rèm chống gió còn có vai trò như hàng rào an toàn, giúp ngăn ngừa nguy cơ rơi ngã từ ban công.
- Cửa sổ thông minh nâng – hạ
Cửa sổ nâng hạ thông minh có thiết kế hiện đại, dễ phối hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Với chế độ điều khiển từ xa, người dùng không cần thao tác bằng tay, rất phù hợp với các căn hộ tầng cao.
Điểm cộng lớn là hệ thống cảm biến an toàn bên trong, có thể phát hiện vật cản hoặc người ở gần cửa, từ đó tự động dừng lại để tránh va chạm, giúp tăng độ an toàn.
Ngoài ra, loại cửa này sử dụng vật liệu cách nhiệt hiệu quả và kính hai lớp, giúp cách âm, chống nóng, tiết kiệm điện năng và nâng cao sự thoải mái trong nhà.
Tuy nhiên, giá thành loại cửa này cao hơn cửa truyền thống, và có sự chênh lệch lớn tùy theo thương hiệu, chất liệu, tính năng và kích thước.