1. Những nhược điểm của máy giặt ngang so với máy giặt đứng
Bỏ đồ vào bất tiện
Do lồng giặt được thiết kế cửa hông nên để tránh trường hợp nước chảy ra ngoài trong quá trình quay, lồng giặt sẽ khóa cửa khi đang chạy, nếu bạn muốn cho quần áo vào giữa lúc giặt thì bạn cần phải mở khóa cửa trước, rất phiền phức.
Thời gian giặt rất lâu
Hầu hết các máy giặt lồng ngang đều có các chức năng như làm nóng và sấy khô nên thời gian vệ sinh lồng giặt thông thường lâu hơn. Trong trường hợp bình thường, thời gian làm sạch của máy giặt cửa trên chỉ khoảng 50 phút, trong khi thời gian giặt của máy giặt lồng ngang cửa trước, giặt mất 1-2 giờ.
Điều này không chỉ có nghĩa là chúng ta phải chờ đợi lâu hơn mà còn có nghĩa là tiêu thụ nhiều hơn các nguồn nước và điện.
Tiêu thụ nhiều điện
So với máy giặt cửa trên, thì máy giặt cửa trước tốn nhiều điện hơn, trong cùng một thời gian. Nếu bật chức năng sấy khô, mức tiêu thụ điện năng của máy giặt cửa trước sẽ còn tăng lên.
Máy giặt cửa trên không gặp sự cố như vậy, do thời gian giặt ngắn và không có chức năng sấy khô nên điện năng tiêu thụ của máy giặt cửa trên rất thấp.
Cồng kềnh, khó di chuyển
Vì hầu hết máy giặt cửa trên được làm bằng nhựa, trừ thùng bên trong, nên trọng lượng tương đối nhẹ. Máy giặt cửa trước (lồng ngang) được làm bằng kim loại kể vỏ hay thùng, và trọng lượng của nó thường gấp 2-3 lần so với máy giặt cửa trên nếu so cùng thể tích, vì vậy việc mang vác hoặc tạm thời sẽ khó khăn hơn.
Giá đắt, chi phí bảo trì cao
Ngoài ra, máy giặt cửa trước có một nhược điểm nổi tiếng, đó là giá thành cao. Một chiếc máy giặt cửa trên cùng khối lượng thường chỉ vài triệu, trong khi máy giặt cửa trước có giá thậm chí hơn 10 triệu.
Hơn nữa, chức năng của lồng giặt phức tạp hơn, rất dễ hỏng hóc, sửa chữa một lần cũng tốn ít nhất tiền triệu. Ngược lại, máy giặt cửa trên không chỉ bền hơn, mà còn rẻ hơn để bảo trì, chỉ cần mấy trăm nghìn là có thể làm được.
2. Những sai lầm khi dùng máy giặt nhiều nhà mắc phải
Đặt vật nặng lên mặt máy giặt
Theo các chuyên gia máy giặt, việc đặt đồ nặng lên trên khiến máy mất cân bằng, lồng giặt dễ bị lệch tâm, gây rung lắc mạnh, ảnh hưởng đến độ bền sản phẩm.
Nếu nhà bạn dùng máy sấy quần áo đặt chồng lên máy giặt, bạn nên mua máy giặt, sấy đồng bộ vì nhà sản xuất sẽ có thể cung cấp các thiết bị đi kèm để gia cố, giúp cố định hai máy lại bằng phụ kiện thích hợp. Nếu hai sản phẩm không đồng bộ, nên sử dụng giá đỡ an toàn, thay vì chồng máy sấy lên máy giặt.
Quên đồ trong quần áo
Chắc chắn ai cũng có lúc quên chìa khóa, đồ nhọn... trong túi áo, túi quần và sau đó, cho thẳng quần áo đó vào máy giặt. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành máy, làm xước lồng giặt. Trong trường hợp món đồ rơi khỏi túi áo, lọt vào lồng giặt, chúng có thể làm kẹt lồng giặt, gây cháy máy... Do đó, nên hình thành thói quen kiểm tra mọi túi áo, túi quần trước khi cho quần áo vào máy.
Cắm phích máy giặt vào ổ nối hay phích đa năng
Máy giặt tiêu thụ điện năng lớn hơn so với các thiết bị điện khác trong nhà, do đó, bạn nên cắm trực tiếp phích cắm của máy giặt vào ổ điện độc lập. Không nên sử dụng dây nối hay ô cắm đa năng chịu tải không thích hợp, có thể gây quá tải, chập cháy ổ điện, thậm chí làm ảnh hưởng đến máy giặt.
Sau khi giặt xong, bạn nên rút phích máy giặt để đảm bảo an toàn, nhất là nhà có trẻ em và lồng giặt mở.
Nhồi quá nhiều quần áo vào lồng giặt
Mỗi máy giặt đều có ghi rõ số lượng quần áo có thể giặt trong một mẻ, ví dụ 7 kg, 8 kg, 11 kg... Nếu nhà bạn ít người và bạn không giặt chăn, máy giặt loại 7-8 kg là mức hợp lý. Lưu ý, thông số kỹ thuật của máy ghi là 7 kg tương đương với việc máy có thể giặt tối đa 7 kg quần áo khô. Để máy bền, thông thường, chỉ nên cho tối đa 80% khối lượng giặt tối đa.