1. Các thế cây cảnh hiện đại lựa chọn từ 72 thế cây cảnh tuyệt đẹp
- Thế trượng phu
Cây dáng trực thân nhỏ đều từ gốc đến ngọn, bộ rễ to, khoẻ, vững trắc. Cây có 2 hoặc 4 cành và ngọn, cành số 1 có chiều dài bằng 2/3 chiều cao của cây.
- Thế nhất trụ kình thiên
Thế bonsai này có cây dáng trực, khỏe khoắn, vững chắc, cành và ngọn tập trung ở trên cao. Đặc điểm của dáng cây bonsai này là để lộ phần thân cây to càng tạo được cảm giác khỏe khoắn. Ý nghĩa của thế bonsai này là dù có thế lực nhỏ bé những thể hiện sự dũng cảm chống lại các thế lực tiêu cực to lớn.
- Thế tam đa (Phúc – Lộc – Thọ)
Tam đa gồm: đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Đó là ước muốn chung của con người xa xưa. Thế được tạo hình từ cây 2 cành 1 ngọn (cây 3 thân cũng gọi là thế tam đa). Kiểu cổ các tán được cắt tả tròn trịa như hình đĩa xôi, theo quan niệm quả phúc phải tròn.
- Thế vũ trụ
Thế vũ trụ trước tiên phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, xoè ra bốn phía, thân to xù xì, đứng thẳng, phân cành nhánh theo lối chiết chi tứ diện, Thế này có thể có từ ba đến năm tàn to, uốn hình quạt, nằm ngang, dưới to, trên nhỏ, tỉa lúp búp, ngọn uốn hồi đầu thượng, gần như hình nón chứ không vươn lên cao.
- Thế trung bình ngay
Thế trung bình là thế phổ biến, kiểng xưa còn để lại rất nhiều. Trung bình là cây độc thụ, thân thẳng đứng có bộ rễ xòe ra, nổi lên trên mặt chậu, mặt đất, gốc to lồi lõm, thân xù xì phân cành nhánh theo lối chiết chi hay tư diện.
- Thế trung bình cong
Cây thế trung bình cong, uốn được hai cây giống nhau, hợp với cây trung bình ngay làm thành bộ kiểng tam tài ba cây rất đẹp, tương trưng cho thiên, địa nhân.
- Thế trực liên chi
Thế trực liên chi là nhiều cành nhánh quấn quýt lấy nhau, ôm sát thân cây, sum suê đầy đủ. Đối với thế này cần đảm bảo mặt nào cũng đẹp, cân đối hài hòa, thành hình chóp dưới to trên nhỏ. Đây là biểu hiện cho người phong lưu, ấm no sung mãn, vui tươi hạnh phúc.
- Thế thất hiền
Thất hiền là thế cao lớn nhiều tàn một ngọn cộng chung là bảy tầng. Bộ rễ sửa chân nôm, thân có thế trực, nhưng uốn bẻ qua bẻ lại theo tả hữu theo chi âm dương lại hay hơn. Cây thế thất hiền tượng trưng cho lòng thanh thoát, vô tư, uống rượu ngâm thơ không màng tới thế sự.
- Thế chữ vương chữ tường
Dáng này có ba từng nằm ngang và có hai ngọn nhỏ. Dáng này tuy rất đơn giản nhưng rất khó uốn, cả ba từng đôi, giăng ngang, phải uốn được ba tàn văn, ba tàn võ, thành ra sáu tàn, dưới to trên nhỏ. Uốn đúng dáng rất đẹp. Thế này tượng trưng thiên mệnh ý chí tối cao vô thượng của các bậc vua chúa.
- Thế mai nữ
Cây trung bình mai nữ rất rễ uốn, là cây cổ thụ có đoạn thân bẻ cúp rồi đứng thẳng lên, đủ để uốn nhánh cong qua thành hình chữ nữ là đạt, các tàn nhánh các đều uốn theo lối chiết chi. Chỉ có khó là cây mai nữ phải uốn làm sao cho mềm dẻo, yểu điệu, dịu dàng như người con gái.
- Thế xuy phong
Thế xuy phong hay xiêu phong cũng là một, xuy là chữ hán, xiêu là chữ nôm, đều phải uốn nghiêng cỡ 30 – 40 độ do bị gió xô đẩy.
- Thế ngũ phúc
Cây thế ngũ phúc cũng tương tự như cây tam đa. Thế này thường ở dáng trực biến hoá thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau. Hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm tầng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tán nữa y như vậy là đạt.
- Thế ngũ nhạc
Thế mô phỏng 5 ông già ngồi đàm đạo hoặc cảnh 5 ngọn núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn. Thế này có thể uốn bằng năm cây cùng một loại như sanh, mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kim quýt, đều đẹp.
- Thế bạt phong hồi đầu
Thế bạt phong hồi đầu này cây bị gió xô đẩy mạnh nên nghiêng ngả khoảng 60-70 độ, cành nhánh đều ngã về một bên theo sức của gió, nhưng ngọn bắt buộc phải quy căn và hồi đầu mới đứng vững được. Hai nhánh dưới đòi hỏi phải vương tiền phóng hậu, giữ trọng tâm ở trong lòng chậu, hai nhánh trên dù có chênh vênh cũng vẫn giữ được thăng bằng không ngã.
2. Cách tạo thế cây cảnh
- Trước khi uốn cành, tạo dáng:
Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, cần tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.
- Thời điểm uốn cành:
Thời gian thích hợp cho việc uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành. Những cây bonsai có nhựa nhiều như thông nên thời điểm thích hợp nhất trong việc uốn cành cây vào cuối hè.
- Phương pháp uốn cành:
Để đạt hiệu quả cao nhất người chơi thường lấy dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.
- Tháo dây:
Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.