Theo phong tục văn hóa lâu đời, trong mỗi gia đình Việt đều có bàn thờ gia tiên để thờ cúng, tỏ lòng tưởng nhớ người đã khuất. Mỗi khi đến mùng 1, ngày rằm hay 30 cuối tháng, hoặc ngày giỗ theo tục lệ gia chủ sẽ chuẩn bị vật phẩm dâng cúng lên bàn thờ. Cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được mạnh khỏe, may mắn và thành đạt.
Nhưng đã là nơi linh thiêng để thờ cúng thì mọi việc động chạm đến bàn thờ đều phải cần sự tính toán, cho dù là dọn dẹp hay bày lễ cúng đều phải tuyệt đối cẩn thận và sau đây là 5 thứ kiêng kỵ bạn cần chú ý tuyệt đối không đặt lên bàn thờ tổ tiên, ông bà.
1. 3 thứ tuyệt đối không nên đặt trên bàn thờ
Không nên thờ 3 họ trên bàn thờ
Như đã nói ở trên, bàn thờ chỉ nên thờ quan thần linh, thổ công, táo quân trong gia đình và thờ hai bên họ nội, ngoại, ngoài ra không nên thờ thêm. Họ nội đặt ở bên trái còn họ ngoại thì đặt ở bên phải.
Một số gia đình có thể lập thêm bàn thờ phụ để thờ bà cô hoặc ông mãnh (người mất lúc còn trẻ) điều này hoàn toàn bình thường và sẽ giúp mọi thứ được tốt hơn.
Đồ giả
Theo quan niệm của người xưa, việc bày đồ giả (hoa quả, trái cây giả, tiền giả…) lên bàn thờ là sẽ mang tội bất kính với ông bà, tổ tiên. Việc bày đồ giả là thể hiện thái độ không thành kính, hời hợt vì nghĩ những thứ này có thể để được trong thời gian lâu, đỡ tốn kém, ít phải lau dọn…
Do đó, những đồ dâng lên bàn thờ để cúng đều phải là những món tươi mới, đẹp đẽ, trang nghiêm thì mới có thể xin tổ tiên ban may mắn, tài lộc cho gia chủ. Đừng quá tính toán, tiết kiệm mà dùng đồ giả vì gửi đồ giả người đã khuất sẽ không nhận được và cho rằng con cháu không tôn trọng mình. Việc này sẽ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
Cành vàng lá ngọc đã cúng ở chùa mang về thờ
Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên bàn thờ. Nhưng đây là điều không nên vì những thứ cành vàng lá ngọc có nhiều điều khó nói như: Bày bán chỗ có sạch không, cất giữ thế nào, có bị ô uế hay không, mặt khác khi đã dâng cúng ở chùa những cành vàng lá ngọc này có thể sẽ có vong, rồi đủ thứ bám vào... Chính vì vậy bạn không nên 'xin lộc' cành vàng lá ngọc ở chùa để mang về bày trên bàn thờ. Trước khi đặt lên bàn thờ bất cứ vật gì cũng nên suy xét thật kỹ lưỡng tránh tai họa khôn lường.
Bàn thờ gia tiên vốn là nơi linh thiêng cho nên bạn cần cẩn trọng trước khi đặt bất cứ vật gì lên đó. Hơn nữa, gia chủ cần chú ý dọn dẹp vệ sinh, không để hoa héo, quả thối trên bàn thờ kẻo làm ô uế chốn tâm linh, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình…
2. 2 thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên
Bát hương
Bát hương đặt trên bàn thờ khi cắm nhang được xem là tinh tú tề tựu. Nó dâng truyền ý nguyện của con cháu lên đấng anh linh. Thông thường bát hương sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, chính giữa và vuông góc với bàn thờ.
Mặt lưỡng nghi hướng ra ngoài thường vẽ Rồng hoặc hoa sen. Hình vẽ này mang ý nghĩa bảo vệ gia chủ bình an, không bị tà ma tấn công.
Bát nước trên bàn thờ
Bát nước là vật phẩm quan trọng thứ hai trên bàn thờ. Đó phải là nước tinh khiết, được thay mới hàng ngày.
Theo quan niệm của người xưa, chén nước là tâm sạch, lòng thành của con cháu dâng cúng lên thần linh, ông bà. Nước cũng là yếu tố quan trọng của sự sống, nước sạch là vật phẩm cần thiết để duy trì cuộc sống.
*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm